• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Đề xuất thí điểm cảng vụ quản lý hàng nghìn bến thủy không phép

09/07/2018, 10:00

Tình trạng hàng nghìn bến thủy không phép hoạt động kéo dài dai dẳng nhiều năm nay, gây mất ATGT, thất thu ngân sách.

9

Đoàn công tác của Cục ĐTNĐ Việt Nam thị sát một bến thủy không phép tại Hải Phòng

Ẩn họa từ hàng nghìn bến thủy không phép

Trước thực trạng này, Cục Đường thủy nội địa VN đề xuất cho phép thí điểm, đưa lực lượng cảng vụ vào quản lý các bến hết phép, chưa được cấp phép đang khai thác.

Có mặt tại bến thủy chuyên bốc xếp cát, đá xây dựng ở ven sông Lạch Tray của gia đình ông Vũ Văn Trung (thôn Trang Quan, xã An Đồng, huyện An Dương, Hải Phòng) gần đây, PV Báo Giao thông ghi nhận, mặt bằng bến thủy này rộng đến gần 2.000m2. Bến chất đầy cát, sỏi và khá thuận tiện cho ô tô ra vào. Bến cũng được kè kiên cố, dễ dàng cho phương tiện thủy cập bến.

Nhìn bên ngoài, bến thủy này giống hầu hết bến thủy chuyên bốc xếp vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, chỉ có điều là bến hoạt động… không phép. Đi sâu vào phía trong, bến có rất nhiều thiết bị, máy móc đang hoạt động hết công suất. Điều đáng nói, cũng do bến không phép nên những chiếc máy xúc, thiết bị xếp dỡ cũng không kiểm định an toàn kỹ thuật.

"Cục ĐTNĐ Việt Nam đề nghị các địa phương thực hiện cấp phép tạm thời các bến đủ điều kiện về mặt bằng, vị trí để từng bước đưa bến không phép vào kiểm soát. Bên cạnh đó, các địa phương cần kiên quyết giải tỏa các bến không phép, nhất là các bến vi phạm hành lang cầu, công trình đê kè”.

Ông Phan Văn Duy
Phó cục trưởng Cục ĐTNĐ Việt Nam

Chia sẻ với PV, chủ bến cho biết: “Bến đã hoạt động được hơn 5 năm, thường xuyên tiếp nhận phương tiện thủy trọng tải lên đến trên 200 tấn. Chúng tôi có một bến thủy có phép ở gần đây, nhưng hoạt động không hiệu quả bằng bến này. Tôi nhiều lần xin cấp phép hoạt động bến thủy này, đã xong thủ tục ở cấp xã, nhưng do chưa có hợp đồng thuê đất nên chưa được cấp. Dù chưa được cấp phép, bến vẫn hoạt động và hàng năm đều có đóng một số khoản thu cho xã”.

Đáng nói, đây chỉ là một trong số hàng nghìn bến không phép vẫn đang hoạt động trên địa bàn cả nước. Riêng ở Hải Phòng, theo Cảng vụ Đường thủy nội địa (ĐTNĐ) khu vực I, Chi cục ĐTNĐ phía Bắc, có tới 53 bến thủy không phép đang hoạt động trên các tuyến đường thủy quốc gia mà lực lượng thanh tra của ngành Đường thủy đã xử phạt. Lực lượng này cũng nhiều lần hướng dẫn các bến làm thủ tục xin cấp phép, song sau đó bến vẫn hoạt động không phép.

Theo Cục ĐTNĐ Việt Nam, toàn quốc hiện có gần 1.900 bến thủy hoạt động không phép, chiếm 23% tổng số bến thủy hàng hóa. Thực trạng trên không phải chỉ ở Hải Phòng, mà nhiều địa phương khác như: Phú Thọ, Hà Nam, Hưng Yên, Hà Nội... cũng trong tình trạng tương tự. Ngay tại Hà Nội, trên đoạn khoảng 3km sông Công, xã Trung Giã (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) đang có 10.500m2 bến thủy của 15 hộ gia đình hoạt động không phép từ nhiều năm nay. Cách đây 3 năm, dù chính quyền địa phương không thu tiền sử dụng đất, không giao đất để hoạt động bến, song cũng không thu hồi đất, nên hoạt động bến thủy trái phép càng nhức nhối. Dù rất nhiều lần lực lượng thanh tra đường thủy kiểm tra, xử phạt, song các bến này bến vẫn bình chân hoạt động.

Ông Văn Trọng Dũng, Giám đốc Cảng vụ ĐTNĐ khu vực I cho biết, thực tế có nhiều bến thủy không phép quy mô lớn, hoạt động còn mạnh hơn cảng, bến có phép. “Đằng sau các bến thủy hoạt động không phép là chuyện các cơ quan quản lý không kiểm soát được phương tiện giao thông, trang thiết bị xếp dỡ, nguồn gốc hàng hóa. Tàu thuyền không phải nộp phí, không phải làm thủ tục vào, rời cảng bến hay chịu sự kiểm soát về phương tiện, thuyền viên, tải trọng, nguồn gốc hàng hóa như cảng bến có phép; ô tô lấy hàng không bị kiểm soát tải trọng. Trang thiết bị, phương tiện xếp dỡ hàng hóa không thực hiện kiểm định an toàn kỹ thuật”, ông Dũng nói.

Địa phương lơ là cấp phép

Theo quy định tại Thông tư 50/2014 của Bộ GTVT, Sở GTVT các địa phương được giao thẩm quyền cấp, thu hồi giấy phép hoạt động trên các tuyến đường thủy quốc gia qua địa bàn. Việc phân cấp này nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, cá nhân chủ bến và cơ quan chức năng địa phương trong thực hiện các thủ tục về hoạt động bến thủy. Tuy vậy, sau hơn 3 năm triển khai, tỷ lệ cấp mới, cấp lại giấy phép hoạt động bến thủy ở nhiều địa phương đạt tỷ lệ thấp.

Theo Cục ĐTNĐ Việt Nam, hiện vẫn còn một số địa phương chưa thực hiện việc cấp giấy phép bến thủy. Đơn cử, Sở GTVT Hà Nam chưa thực hiện việc cấp giấy phép. Cũng như vậy, tại Hà Nam có tới 95% bến hoạt động không phép và quá hạn nhưng chưa được cấp phép lại. Một số địa phương khác như Bắc, Ninh, Phú Thọ, các trường hợp được cấp lại cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay: Bắc Ninh có tới 80% bến hoạt động không phép, Phú Thọ cũng lên đến 75%...

Nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với bến thủy nội địa, cuối năm 2017, Bộ GTVT có văn bản đề nghị các địa phương tổ chức quản lý bến theo quy hoạch, kiên quyết đình chỉ các bến không đủ điều kiện hoạt động. Trường hợp địa phương chưa có quy hoạch, có thể căn cứ thực tế địa phương xem xét cấp phép tạm thời cho các bến ở vị trí không ảnh hưởng đến công trình trên sông.

Ông Phan Văn Duy, Phó cục trưởng Cục ĐTNĐ Việt Nam cho biết, tình trạng phổ biến bến thủy nội địa không phép hoạt động ở nhiều địa phương đang là nguyên nhân khiến vận tải thủy phát triển lệch, gây ra nhiều hệ lụy. Việc không kiểm soát được bến không phép khiến việc quản lý các phương tiện, hoạt động liên quan tới bến bị bỏ ngỏ, gây mất trật tự ATGT và còn khiến ngân sách Nhà nước thất thu.

Theo đại diện Cục Đường thủy nội địa VN, trong quý II/2018, đơn vị này đã đi khảo sát, làm việc với Sở GTVT các địa phương để nắm bắt tình hình, phối hợp với địa phương trong việc tăng cường quản lý cảng, bến thủy. “Nguyên nhân chủ yếu khiến nhiều bến thủy không phép, hết hạn nhưng vẫn hoạt động do chủ bến khó khăn trong việc thuê quyền sử dụng đất, địa phương chưa ban hành quy hoạch bến thủy để làm cơ sở cấp phép”, ông Duy nói.

Cục ĐTNĐ Việt Nam cũng cho biết, sẽ kiến nghị Bộ GTVT cho phép thí điểm đưa lực lượng cảng vụ vào thực hiện công tác cấp giấy phép rời bến, cập bến và kiểm tra an toàn, xử lý vi phạm đối với các phương tiện ra vào các bến thuỷ nội địa hết phép, chưa được cấp phép mà vẫn khai thác lâu dài.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.