• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Báo giao thông An toàn giao thông

Đề xuất cấm nhà hàng có chỗ đỗ xe để giảm tai nạn giao thông do rượu bia

An toàn giao thông

Đề xuất cấm nhà hàng có chỗ đỗ xe để giảm tai nạn giao thông do rượu bia

04/05/2019, 15:27

Khi nhà hàng quán nhậu không có chỗ để xe sẽ hạn chế được tình trạng người điều khiển phương tiện sau khi đã uống rượu bia.

Nhà hàng, quán nhậu không có chỗ để xe, khách sẽ không có cơ hội tiếp cận để điều khiển phương tiện khi đã uống rượu bia - Ảnh minh họa

Sau hàng loạt vụ tai nạn giao thông (TNGT) liên quan đến rượu bia, gần đây nhất là vụ nam tài xế điều khiển xe Mercedes gây ra vụ tai nạn khiến 2 người phụ nữ tử vong ở hầm Kim Liên (Hà Nội) vào rạng sáng 1/5, nhiều ý kiến đề xuất cần sớm sửa đổi các luật, nghị định liên quan để có chế tài mạnh tay hơn đối với tài xế say xỉn, ngăn chặn các vụ tai nạn thảm khốc tương tự.

Trao đổi với Báo Giao thông, Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp, Đoàn Luật sư TP.Hà Nội cho rằng, việc sửa đổi này chắc chắn sẽ mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, giải pháp trước mắt có khả thi cao là cần cấm các quán bán rượu bia không được có chỗ để xe cho khách. Nếu quán không có chỗ để xe, khách chỉ đi bằng phương tiện công cộng hoặc có người chở đến, điều này cũng giống như trường hợp các trường tiểu học phải có bố mẹ đưa đón con.

"Cùng đó, những cơ sở kinh doanh nhà hàng, quán nhậu phải tổ chức phương tiện đưa đón khách sau khi đã uống rượu bia. Nhà hàng có thể tính giá dịch vụ đưa đón đó vào giá dịch vụ cho khách hàng. Việc xử phạt vi phạm không nên nặng về hình phạt, mà quan trọng nhất là làm tốt công tác phòng ngừa để hạn chế uống rượu bia hay đã uống rượu bia họ ít có cơ hội tiếp cận và điều khiển phương tiện tham gia giao thông", Luật sư Cường nói.

Cũng theo Luật sư Cường, tới đây cần bổ sung chế tài ràng buộc trách nhiệm của chủ nhà hàng, quán nhậu phải chịu liên đới trách nhiệm khi để khách uống rượu bia gây tai nạn giao thông nghiêm trọng. Ở Nhật Bản họ đã thực hiện quy định người bán rượu bia cho người vi phạm giao thông cũng bị lý; hay người ngồi cùng xe người say cũng bị xử lý. Tuy nhiên, hiện hệ thống pháp luật Việt Nam chưa quy định buộc trách nhiệm này.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.