• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Văn hóa giao thông

Để người cấp cứu TNGT không sợ “làm phúc phải tội”

10/03/2016, 09:23

Những câu chuyện về việc giúp người gặp TNGT và “hệ lụy” sau đó đã từng khiến chúng ta phải trăn trở.

22
Ảnh minh họa

Những câu chuyện về việc giúp người gặp TNGT và “hệ lụy” sau đó đã từng khiến chúng ta phải trăn trở. Việc cấp cứu nạn nhân TNGT kịp thời sẽ giảm tai biến do di chứng cho nạn nhân, giảm được tỷ lệ tử vong và không làm cho chấn thương trầm trọng hơn. Điều này góp phần giảm được gánh nặng cho xã hội, cho chính nạn nhân và gia đình nạn nhân không bị mất mát thêm do TNGT.

Hiện có nhiều trường hợp người đi đường cấp cứu cho nạn nhân bị hiểu lầm, thậm chí bị lợi dụng lòng tốt từ chính nạn nhân và gia đình họ. Người nhà nạn nhân chưa tìm hiểu ngọn ngành đã “chụp mũ” cho họ chính là người gây ra tai nạn, thậm chí bị đánh trọng thương khiến họ ngại do sợ bị phiền toái. Bên cạnh đó, khi đưa các nạn nhân đi cấp cứu, họ thường bị các bệnh viện yêu cầu phải đóng tiền và làm cam kết mới cấp cứu. Nếu không có tiền đóng, đây đó vẫn còn sự thờ ơ của các bác sỹ bệnh viện. Hoặc khi nạn nhân TNGT bị mất tài sản, nhiều khi lại đổ thừa cho chính những người sơ cấp cứu. Tất các những điều này vô hình trung tạo ra tâm lý “làm phúc phải tội” cho một bộ phận không nhỏ người trong xã hội hiện nay.

Theo tôi, việc quan trọng là cần nâng cao ý thức văn hóa giao thông cho cộng đồng cho người tham gia giao thông để họ thấy trách nhiệm khi gặp TNGT, cùng với cộng đồng sơ cấp cứu cho nạn nhân, làm giảm thiểu tỷ lệ tử vong, di chứng. Muốn làm được điều này cần có kiến thức sơ cấp cứu ban đầu, làm tốt công tác đào tạo mang tính chất cộng đồng. Đào tạo sơ cứu cho lái xe có tác dụng rất lớn trong việc cấp cứu kịp thời nạn nhân, vì họ thường là những người tiếp xúc đầu tiên với tai nạn. Việc làm này cần được thực hiện ngay trong trường dạy lái xe. Trước khi lấy bằng lái, người học đã được trang bị 3 kiến thức cơ bản là sơ cấp cứu ban đầu, văn hóa giao thông và tính cộng đồng. Nếu không họ sẽ gặp lúng túng khi không có kiến thức sơ cấp cứu, họ sẽ nghĩ biết đâu mình có thể gây tổn thương thêm cho nạn nhân.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.