• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Đê biển Tây ở Cà Mau bị sụt lún dài hơn 1,6 km

02/05/2020, 20:08

Đê biển Tây đi qua địa bàn xã Khánh Tiến (huyện U Minh, Cà Mau) bị sụt lún nghiêm trọng với chiều dài hơn 1,6 km.

Đê biển Tây qua địa bàn huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) bị sụt lún nghiêm trọng hồi đầu tháng 2/2020.

Chiều tối 2/5, theo nguồn tin của Báo Giao thông, đê biển Tây đi qua địa bàn xã Khánh Tiến, huyện U Minh (Cà Mau) tiếp tục bị sụt lún mặt đê nghiêm trọng.

Theo đó, đê biển Tây đi qua địa bàn xã Khánh Tiến, H.U Minh xuất hiện 3 điểm sụt lún. Các vết nứt dài dọc theo tuyến đê trung bình từ 60mm đến 120mm, với chiều dài tổng cộng hơn 1,6km.

Cụ thể, các điểm bị sụt lún gồm: điểm thứ nhất (thuộc ấp 7) sụt lún có chiều dài hơn 1km; điểm thứ hai (thuộc ấp 8) sụt lún dài 560m; điểm thứ ba (thuộc ấp 8) sụt lún dài 100m.

Hiện tại, UBND huyện U Minh đã chỉ đạo bộ phận chuyên môn của huyện phối hợp cùng với UBND xã Khánh Tiến tiến hành ngay việc khảo sát, cắm biển cảnh báo sụt lún.

Trước đó, vào tháng 2/2020, tình hình sụt lún và sạt lở đê biển Tây liên tục diễn ra. Sau 2 lần sụt lún và sạt lở, đê đã gây hư hỏng hoàn toàn 240m và rạn nứt gần 4km, đê biển Tây đang tiếp tục có nguy cơ sụt lún.

Để khẩn cấp giữ chân đê và hạn chế tình trạng sụt lún và sạt lở đê diễn ra, tỉnh Cà Mau đã thực hiện giải pháp bơm lượng bùn, cát cần thiết để gây phản áp ngăn lún, sụt và đảm bảo an toàn khi mùa mưa sắp đến.

Theo tính toán của ngành chuyên môn, phải cần bơm 200.000m³ cát và bùn vào tuyến kênh ven chân đê hiện hữu với chiều dài khoảng 4,3km gây phản áp.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.