• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Đẩy mạnh tuyên truyền, xử lý vi phạm đường sắt

30/04/2014, 20:41

Thời gian qua, Cục ĐSVN thường xuyên tổ chức các đợt tuyên truyền pháp luật ATGT, hạn chế tối đa các hành vi vi phạm ATGT đường sắt.

Đảm bảo an toàn chạy tàu là nhiệm vụ không chỉ của nhân viên đường sắt
Đảm bảo an toàn chạy tàu là nhiệm vụ không chỉ của nhân viên
đường sắt


Số vụ TNGT đường sắt giảm sâu cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương trong hơn hai năm qua và những tháng đầu năm 2014 là một thành công của các cấp, ngành chức năng. Trong đó, có sự vào cuộc mạnh mẽ của các lực lượng Thanh tra, Đoàn thanh niên Cục Đường sắt VN. 


Cuối năm ngoái, Nghị định số 171/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Giao thông Đường bộ - Đường sắt được ban hành. Nghị định gồm 5 chương và 78 điều quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan chức năng, địa phương trong xử lý vi phạm ở lĩnh vực đường bộ, đường sắt; Tăng nặng xử phạt đối với các hành vi trực tiếp gây TNGT... Dựa vào Nghị định này, các lực lượng sẽ mạnh tay hơn, phối hợp tốt hơn trong xử lý vi phạm, nhất là đối với vi phạm đường sắt bấy lâu nay có phần bị xem nhẹ. 


Đối với lĩnh vực đường sắt, Nghị định đã có những điều khoản thay đổi đáng kể theo hướng tăng nặng đối với các hành vi vi phạm về điều kiện kinh doanh trên đường sắt, hành vi sử dụng vé tàu giả, gây mất ATGT đường sắt. Nghị định ra đời từ cuối năm 2013, đến nay chúng tôi đang thực hiện rất tích cực, tập huấn kỹ cho lực lượng công chức làm nhiệm vụ thanh tra để thực hiện tốt nhất.

Cuối năm 2013, Cục Đường sắt VN đã tổ chức tập huấn cho toàn bộ lực lượng thanh tra đường sắt (bây giờ công chức làm nhiệm vụ thanh tra) tại 3 miền Bắc, Trung, Nam. Theo kế hoạch năm 2014 về tuyên truyền pháp luật nói chung và các quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường sắt nói riêng, Cục Đường sắt VN sẽ tổ chức tiếp 4 đợt tập huấn trên khắp cả nước. Các đợt tập huấn này không chỉ có lực lượng công chức làm nhiệm vụ thanh tra, mà còn có cả lực lượng CSGT các địa phương...

Thiện Anh


Nghị định 171 có 6 mục với 28 điều quy định xử phạt các hành vi vi phạm quy định liên quan đến an ninh, trật tự, ATGT vận tải đường sắt, các hành vi vi phạm quy định về kinh doanh vận tải đường sắt, xử phạt các hành vi vi phạm đối với nhân viên đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt...


Trong đó đáng chú ý là Điều 49 quy định:

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng đối với cá nhân thực hiện hành vi đổ, để rác thải, phế thải sinh hoạt lên đường sắt.


2. Phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức:

a) Đổ, để chất độc hại, chất phế thải lên đường sắt;

b) Đổ đất, đá hoặc vật liệu khác lên đường sắt trái phép;

c) Để chất dễ cháy, dễ nổ trong phạm vi đất dành cho đường sắt;

d) Che khuất biển hiệu, mốc hiệu, tín hiệu của công trình đường sắt;


3. Phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi:

a) Đào đất, lấy đá trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang ATGT đường sắt;

b) Làm hỏng, tự ý tháo dỡ tường rào, hàng rào ngăn cách giữa đường sắt và đường bộ; di chuyển hoặc phá mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, mốc chỉ giới phạm vi hành lang ATGT đường sắt;

c) Làm hỏng, thay đổi, chuyển dịch biển hiệu, mốc hiệu, tín hiệu của công trình đường sắt.

 

 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.