• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Báo giao thông Giao thông 24h

Chọn biển số xe theo sở thích: Đấu giá xong có được giữ suốt đời hoặc bán?

Giao thông 24h

Chọn biển số xe theo sở thích: Đấu giá xong có được giữ suốt đời hoặc bán?

22/04/2020, 08:37

Trong dự thảo Luật Trật tự ATGT, Bộ Công an đề xuất quy định về đấu giá biển số xe, cấp biển số xe theo sở thích có thu phí.

Phòng CSGT TP Hà Nội kiểm tra đối với ô tô đăng kí trên địa bàn

Biển số là sở hữu cá nhân, nhưng chịu sự quản lý Nhà nước

Liên quan đến việc đề xuất cấp biển số xe theo sở thích, chiều 21/4, trao đổi với PV Báo Giao thông, Đại tá Đỗ Thanh Bình, Cục phó CSGT (Bộ Công an) cho biết, đề xuất trên nhằm bổ sung các lựa chọn cho người dân trong việc đăng ký, cấp biển số; tạo ra sự cạnh tranh, công khai và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

“Việc cấp biển số bình thường theo quy định lâu nay, nhiều người dân muốn chọn biển số theo ngày tháng, năm sinh; số tuổi; ngày kỷ niệm hoặc số phong thuỷ...”, Đại tá Đỗ Thanh Bình nói và cho rằng: Trên hệ thống dữ liệu sẽ phân loại biển số dạng tứ quý hoặc số đẹp để đấu giá. Với các dãy số theo sở thích, người dân có nhu cầu được lựa chọn và chỉ phải đóng một khoản tiền theo quy định.

Đại tá Đỗ Thanh Bình cho rằng, trong trường hợp nhiều người trùng sở thích ví dụ có cùng năm sinh, biển số liên quan sẽ được đấu giá trên hệ thống điện tử, ai trả giá cao, người đó được sở hữu.

Về lo ngại đề xuất trên được thông qua sẽ phát sinh việc mua bán, chuyển nhượng biển số, Đại tá Bình giải thích: "Biển số là sở hữu cá nhân, nhưng chịu sự quản lý Nhà nước. Khi đấu giá xong, người dân không được mang đi bán, chuyển nhượng kiếm lời mà phải sử dụng đúng tên và đúng chiếc xe đã đăng ký".

Cần đảm bảo sự công bằng, quyền lợi của người trúng đấu giá

Bàn về vấn đề này, luật sư Trương Anh Tú (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) nhìn nhận, đề xuất của Bộ Công an không xung đột với các quy định hiện hành và "đây là ý tưởng tốt, giúp đáp ứng nhu cầu người dân và minh bạch việc cấp biển số".

"Cơ quan chức năng cần chú ý quy định chặt chẽ việc đấu giá biển số công khai trên mạng, coi đây là một loại dịch vụ công trực tuyến. Việc đấu giá biển số còn góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, mà lại đáp ứng được, phục vụ tốt hơn như cầu chính đáng của người dân", luật sư Trương Anh Tú nói.

Đồng tình với đề xuất đấu giá để có biển số xe theo sở thích, Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội băn khoăn về sự công bằng, quyền lợi của người trúng đấu giá.

Luật sư Cường cho rằng, theo quy định của pháp luật thì một thứ được gọi là tài sản thì chủ sở hữu thứ đó phải có ba quyền cơ bản là: Quyền chiếm hữu, Quyền sử dụng và Quyền định đoạt. Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản, ngăn chặn người khác xâm hại đến tài sản. Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Quyền định đoạt là quyền quyết định số phận pháp lý của tài sản như: tặng cho, mua bán, tiêu hủy...

Từ đó, theo Luật sư Đặng Văn Cường, nếu coi biển số xe là tài sản và mang bán đấu giá thì người trúng đấu giá phải có quyền của một chủ sở hữu tài sản một cách đầy đủ trong đó có quyền định đoạt, quyền bán biển số xe này cho người khác, quyền di chuyển biển số xe này từ xe cũ sang xe mới thì mới đảm bảo được quyền lợi của người đã bỏ tiền ra để mua những chiếc biển này và mới đảm bảo nguyên tắc về mặt lý luận về quyền sở hữu tài sản.

Ngoài ra, nếu được coi là tài sản thì người chủ sở hữu chiếc biển số này cũng có quyền định đoạt, tặng cho, bán biển số cho người khác, tự do chuyển nhượng trên thị trường theo quy định pháp luật.

"Nếu mang bán đấu giá thứ mà không được gọi là tài sản thì việc tổ chức bán đấu giá là không hợp lý, không thể bán đấu giá thứ không được coi là tài sản", luật sư Cường nói.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.