• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Đảm bảo ATGT đường thủy tại lễ hội Tống phong ở Cần Thơ

04/02/2023, 18:22

Hàng năm, Cần Thơ diễn ra lễ hội Tống phong mang đậm văn hóa miền sông nước. CSGT luôn ứng trực, đảm bảo ATGT trong suốt thời gian lễ hội.

Ngày 4/2 (nhằm ngày 14 tháng Giêng âm lịch), tại miếu Bà xóm Chài (phường Hưng Phú, quận Cái Răng, TP Cần Thơ) diễn ra lễ hội Tống phong hay còn gọi là Tống ôn, Tống gió.

Đây là một lễ hội truyền thống, độc đáo mang đậm giá trị văn hóa tâm linh có từ lâu đời của người dân miệt sông nước Tây Nam Bộ. Đặc biệt là với những người mưu sinh nghề “bà cậu”.

Đây là một lễ hội mang đậm văn hóa miền sông nước

Tống ôn có nghĩa là tống tiễn, xua đuổi những ôn dịch, tà khí gây dịch bệnh, gây hại cho con người. Lễ hội diễn ra với mong muốn tống tiễn đi hết những điều không may mắn, cầu cho một năm mới thuận buồm xuôi gió.

Sự kiện này gồm hai phần lễ và hội, diễn ra từ ngày 12-14 tháng Giêng âm lịch. Trong đó, phần lễ chính “Tống ôn” chính thức diễn ra trong ngày 14 tháng Giêng.

Sau khi làm lễ, khoảng 14h, Ban tổ chức đưa tàu “Tống ôn” lên tàu lớn và diễu hành trên sông Cần Thơ. Sau đó, đoàn tàu di chuyển ra sông Hậu và làm lễ hạ thủy.

Trong thời gian diễn ra lễ, Phòng CSGT Đường thủy (Công an TP Cần Thơ), Đội thanh tra An toàn số 6 (Cục Đường thủy nội địa Việt Nam) phân công lực lượng, tuần tra, kiểm soát, điều tiết, phân luồng, hướng dẫn các phương tiện đi lại tại khu vực đoàn diễu hành đi qua.

“Đơn vị huy động nhiều ca nô cùng hàng chục cán bộ, chiến sĩ, trực tiếp ở khu vực diễn ra lễ, phân luồng phương tiện, đảm bảo an toàn cho người dân tham gia lễ”, một cán bộ Phòng CSGT Đường thủy cho biết thêm.

Một số hình ảnh PV Báo Giao thông ghi nhận lễ Tống phong tại Cần Thơ ngày 4/2 (14 tháng Giêng):

Khoảng 14h, khi con nước đầy, tàu "Tống ôn" sẽ được đưa xuống tàu lớn và rời bến diễu hành.

Đoàn sẽ diễu hành một đoạn trên sông Cần Thơ sau đó trở ra sông Hậu để làm lễ hạ thủy.

Trước thời gian diễn ra lễ, lực lượng chức năng đã có mặt, làm nhiệm vụ điều tiết giao thông, đảm bảo ATGT đường thủy.

Hàng trăm tàu lớn nhỏ của người dân làm nghề sông nước và khách du lịch tham gia diễu hành trên sông.

Người dân rất hào hứng với lễ hội, đặc biệt là với các bạn trẻ.

Người trên các tàu té nước vào nhau.

Người dân té nước vào nhau với mong ước mang lại điều may mắn, tốt lành trong năm mới.

Sau hơn 1 giờ diễu hành, đoàn di chuyển ra giữa sông Hậu làm lễ hạ bè Tống phong.

Đây là lễ hội của những người làm nghề “bà cậu”, chài lưới, với mong muốn “tống tiễn” đi hết những điều không may mắn trong một năm qua.

Lực lượng CSGT thủy luôn túc trực.

CSGT Đường thủy phân luồng, điều tiết, đảm bảo an toàn trong suốt quá trình diễn ra buổi lễ.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.