• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Đắk Lắk: Dân khốn khổ vì bị "đào ao" trước cửa nhà

29/08/2021, 12:37
image

Thiết kế, thi công đường không theo hiện trạng, nền đường bị hạ sâu đến 2m khiến cuộc sống của người dân hai bên đường bị đảo lộn.

Thi công đường, "chặn" lối vào nhà dân

Dự án đường giao thông liên xã từ thôn 1B (xã Cư Êwi) đi chợ An Bình (xã Ea Hu, huyện Cư Kiun, tỉnh Đắk Lắk) có chiều dài 3,7km, có tổng mức đầu tư gần 15 tỷ đồng, từ nguồn vốn ngân sách huyện, do Ban QLDA Đầu tư Xây dựng huyện Cư Kiun làm chủ đầu tư. Thời gian thực hiện hợp đồng dự án đến ngày 5/10/2021, hoàn thành đưa vào sử dụng.

Nhà thầu hạ nền đường khoảng 1m, khiến con đường lầy lội, chặn cả lối vào nhà dân. Ảnh: Ngọc Hùng

Theo chủ đầu tư, đây là tuyến đường trọng điểm, nối liền khu trung tâm hành chính xã Cư Êwi với khu dân cư và xã lân cận, phục vụ nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội.

Tuy nhiên, sau thời gian dài thi công, con đường bất ngờ thay đổi thiết kế, nền đường bị múc sâu hoắm khiến cuộc sống sinh hoạt của người dân hai bên đường (thôn 6, xã Ea Ning và thôn 5, xã Ea Hu) đảo lộn .

Theo ghi nhận, hiện trạng đường cũ bằng phẳng, có độ dốc nhỏ, hiện nhà thầu đã múc đất nền đường chở đất đi nơi khác để lộ rõ những hố sâu hoắm từ 0,5 đến 1m trước cổng nhà dân gây “tắc” lối vào nhà.

Đặc biệt, một số vị trí bị múc nham nhở khiến nước ngập sâu, lầy lội, người dân đi lại khó khăn nhưng không có bất kì biển cảnh báo nào.

>>> Video: Dân bức xúc… vì thi công đường “treo” lối vào nhà.

Đứng trên con đường lầy lội, “tắc” lối vào nhà, ông Nguyễn Trung Nhất (thôn 6, xã Ea Ning) bức xúc: “Con đường nguyên trạng rất bằng phẳng, cổng liền đường nhưng con đường mới thiết kế, thi công rất bất cập.

Nhà thầu đưa máy múc hạ nền đường chở đất đi nơi khác khiến trước cổng nhà tôi sâu khoảng 2m, trong khi đó nếu đường hoàn thành chỉ cao lên khoảng 40cm (nền đá và bên tông), nhà tôi còn chênh với mặt đường từ 1,7m- 1,8m, thử hỏi người già, trẻ em và các phương tiện làm sao vào nhà?".

Nền đường bị múc sâu, ngập nước, lầy lội nhưng không có bất kì biển cảnh báo nào. Ảnh: Ngọc Hùng

Cùng chung bức xúc, bà Hoàng Thị Sanh (thôn 5, xã Ea Hu) nói: “Từ ngày múc đường lên, con đường lầy lội, xe cộ không thể lên nhà. Chúng tôi ở đây mấy chục năm, con đường chưa bao giờ lầy lội, nhưng chủ đầu tư giải thích múc sâu để chống ngập úng phía đầu chợ An Bình là vô lý. Người già, trẻ nhỏ lên nhà phải bế lên hay sao?".

Nhà dân bị chặn lối vào, con đường trước nhà nước ngập sâu. Ảnh: Ngọc Hùng

Sẽ báo cáo Chủ tịch huyện… tìm giải pháp

Ông Phạm Thanh Hoằng, Phó Chủ tịch UBND xã Ea Hu cho biết: “Đường này trước đây không phải thiết kế như thế này (múc sâu-PV), trước đây thiết kế khác, nhưng khi thi công bốc phong hóa chỗ đoạn cống (phía cuối tuyến), xử lý nên ngập úng. Chỗ này trước đây bị trũng, người dân hai bên đường đổ đất nên bị ngập nước, đi lại khó khăn. Sau đó, một số hộ dân có ý kiến lên huyện, huyện yêu cầu xem xét điều chỉnh thiết kế.

Sau đó, thay đổi điều chỉnh hạ độ cao dần dần từ khu vực ngập úng cho đến cầu (cách khoảng 1km) nên gây ảnh hưởng ít nhiều đến người dân. Trong khi đó, hiện trạng con đường cũ đã thấp hơn vườn nhà dân 40cm, khi hạ độ cao xuống nữa sẽ hơn 1m nên người dân bức xúc".

Theo ông Hoằng, tạm thời địa phương yêu cầu dừng việc thi công để giải quyết hợp tình hợp lý mong muốn của người dân.

Theo người dân, sau khi con đường hoàn thiện nhà dân và mặt đường sẽ vênh nhau hơn 1m, khiến người già, trẻ nhỏ và phương tiện chở nông sản không thể vào nhà. Ảnh: Ngọc Hùng

Ông Phạm Văn Phúc, Giám đốc Ban QLDA Đầu tư Xây dựng huyện Cư Kiun cho biết: “Theo thiết kế trước đây, nền đường hiện trạng có hai rãnh thoát nước chảy từ chợ An Bình chạy xuống đoạn trũng gần đó rồi nước thoát qua hai bên.

Tuy nhiên, đang triển khai thực hiện dự án thì dân xây bờ tường, nước không tiêu được nên chủ đầu tư thấy cần điều chỉnh cho phù hợp, không gây ngập úng. Sau đó, giải pháp là hạ nền đường xuống so với mặt đất tự nhiên khoảng 1m, đồng thời đắp bù phần trũng lên và để uốn nén lại mặt đường".

Theo ông Phúc, sau khi thi công xong đường, sẽ cho đầu tư hệ thống thoát nước hai bên.

“Nếu người dân không đồng ý, chủ đầu tư sẽ báo cáo lại với UBND huyện, xin ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND huyện, còn vấn đề giải pháp như thế nào, có điều chỉnh giải pháp hay không thì Chủ tịch sẽ đi thực tế, lắng nghe ý kiến của bà con và chỉ đạo”, ông Phúc nói.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.