• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Đã uống rượu bia không lái xe, tốt nhất vợ chở về nhà

09/02/2018, 07:27

Rượu bia là nguyên nhân trực tiếp làm giảm tốc độ phản ứng của lái xe từ 10-30%, giảm khả năng điều khiển...

1

Ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch Chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia

Những năm gần đây, vào dịp Tết Nguyên đán, số vụ TNGT có nguyên nhân do rượu bia lại tăng cao bất thường. Báo Giao thông đã trao đổi với ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch Chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia làm rõ nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình trạng này.

Ngăn chặn TNGT do rượu bia

Hàng năm, cứ vào dịp Tết, các vụ TNGT liên quan đến bia rượu lại tăng nóng, cướp đi sinh mạng của rất nhiều người, ông đánh giá thế nào về thực trạng này?

7 ngày nghỉ Tết Đinh Dậu 2017 xảy ra 360 vụ TNGT, làm chết hơn 200 người và trên 400 người bị tàn tật. Trung bình, mỗi ngày có 29 người tử vong vì TNGT và gần 60 người bị thương. So với 7 ngày Tết Bính Thân 2016, TNGT đã tăng trên cả 3 mặt: Số vụ, số người chết và bị thương. Tăng 84 vụ, tăng 21 người chết, tăng 135 người bị thương. Điều đó cho thấy tính chất nghiêm trọng của TNGT trong những ngày Tết so với ngày thường.

Nguyên nhân TNGT tăng cao dịp Tết, bên cạnh ý thức tuân thủ pháp luật của người tham gia giao thông như: Không đội MBH, phóng nhanh vượt ẩu, đi sai phần đường, làn đường, chạy quá tốc độ, thì vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện là nguyên nhân cơ bản. Nhiều lái xe say rượu bia nên không làm chủ được tay lái, nhất là ở các vùng nông thôn. Một số thanh niên cũng lấy ngày Tết là thời điểm “xả hơi” để tụ tập khuya, uống rượu bia và tham gia giao thông không an toàn.

Một nguyên nhân nữa dẫn đến TNGT tăng cao là do hạn chế về hiệu lực chỉ đạo, điều hành và tổ chức bảo đảm trật tự ATGT trên địa bàn ngoài đô thị. Ngoài ra, vẫn còn tâm lý “nể nang” trong ngày Tết của lực lượng chức năng, đặc biệt ở khu vực nông thôn trong việc xử lý những vi phạm của người tham gia giao thông.

Để hạn chế vi phạm nồng độ cồn, qua đó kéo giảm TNGT dịp Tết, Ủy ban ATGT Quốc gia sẽ triển khai những giải pháp gì, thưa ông?

Giai đoạn từ nay đến hết quý I/2018, có nhiều lễ hội xuân diễn ra trên khắp cả nước, thu hút số lượng lớn người tham dự lễ hội và các hoạt động vui chơi, giải trí, mức độ sử dụng rượu bia của người dân và khách tham quan tăng cao, tiềm ẩn nguy cơ gây mất trật tự ATGT, ùn tắc giao thông trên các tuyến trọng điểm, các tuyến kết nối đến nơi tổ chức lễ hội.

"Trong 7 ngày Tết Nguyên đán 2017, tổng số nạn nhân khám, cấp cứu do TNGT lên đến gần 35.800 trường hợp. Tình trạng bệnh nhân khi đưa vào bệnh viện rất đa dạng, nhẹ thì chỉ bị xây xát phần mềm, chấn thương sọ não, cột sống, ngực, nặng nhất là đa chấn thương, có thể ảnh hưởng tới tính mạng bất cứ lúc nào."

BS. Nguyễn Đức Chính
Trưởng phòng Tổng hợp Bệnh viện Việt Đức

Để giải quyết vấn đề này, Ủy ban ATGT Quốc gia yêu cầu các địa phương chỉnh trang kết cấu hạ tầng, tổ chức giao thông tại những điểm chưa hợp lý, tăng cường xử phạt đối với các trường hợp vi phạm, tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm trên các tuyến kết nối đến khu vực lễ hội và địa bàn diễn ra lễ hội; tăng cường kiểm tra chất lượng phương tiện và người điều khiển xe ô tô; yêu cầu chủ phương tiện và hành khách trên đường thủy thực hiện nghiêm quy định về mặc áo phao và mang dụng cụ cứu sinh khi tham gia giao thông. Đồng thời, tuyên truyền vận động thông qua các phương tiện truyền thông.

Đến nay, kế hoạch tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm quy định về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ cuối năm 2017 và Tết Nguyên đán 2018 đã được triển khai đồng bộ, thống nhất trên phạm vi toàn quốc. Tôi mong rằng, với sự chỉ đạo quyết liệt của Ủy ban ATGT Quốc gia, các bộ, ngành liên quan, các tổ chức chính trị – xã hội, Ban ATGT các tỉnh, thành phố và sự hỗ trợ tích cực của các đối tác quốc tế, công tác đảm bảo ATGT dịp Tết năm nay sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

Về lâu dài, tôi cho rằng, chế tài xử phạt cần bổ sung hình thức xử lý hình sự đối với các trường hợp vi phạm có nguy cơ dẫn đến TNGT. Các quốc gia khác trong khu vực như: Trung Quốc, Hàn Quốc đã thực hiện từ lâu và rất hiệu quả trong việc tác động đến tâm lý, ý thức của người tham gia giao thông.

2
CSGT Đội 6 (Công an TP Hà Nội) kiểm tra nồng độ cồn người điều khiển xe gắn máy trên đường Phạm Hùng, Hà Nội - Ảnh: Khánh Linh

Đề cao vai trò người vợ, người mẹ

Về lâu dài, Việt Nam cần có giải pháp căn cơ gì để giảm tình trạng uống rượu bia khi tham gia giao thông, thưa ông?

Hiện, tỷ lệ sử dụng rượu, bia ở Việt Nam ngày càng gia tăng và đang ở mức báo động, có tới 70% số vụ TNGT có nguyên nhân do lái xe sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, uống rượu bia trước khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện dễ bị hưng phấn, chạy xe với tốc độ cao. Rượu bia là nguyên nhân trực tiếp làm giảm tốc độ phản ứng của lái xe từ 10-30%, giảm khả năng điều khiển tự chủ, phản xạ dẫn đến gia tăng mức độ rủi ro và TNGT.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Ủy ban ATGT Quốc gia đã làm khảo sát 18 nghìn nạn nhân TNGT trong bệnh viện các tỉnh phía Bắc. Kết quả cho thấy, nạn nhân liên quan đến rượu bia chiếm gần 37%. Bên cạnh thiệt hại về số người tử vong do TNGT thì thiệt hại về kinh tế khi thế giới mất đi 1.500 tỷ USD/năm. Con số này tại Việt Nam là 250 tỷ đồng/ngày và mỗi năm TNGT gây thiệt hại gần 3% GDP. Những con số trên lại thêm một lần cảnh báo tới người dân về những hệ lụy do bia, rượu gây ra.

Quan điểm của ông về vai trò của người vợ, người mẹ trong việc “kiềm chế” chồng, con uống rượu, bia quá chén ngày Tết?

Tôi cho rằng, vai trò của người mẹ, người vợ, người yêu đối với nhóm người có tỷ lệ TNGT lớn là nam giới trẻ rất quan trọng. Hội họp anh em, nhiều người cố gắng kiềm chế nhưng không tránh khỏi việc bị dồn ép, chúc tụng nhau. Cho nên, tôi nghĩ, việc đầu tiên, nếu đi uống rượu sẽ đi taxi, không lái xe, mà tốt nhất là vợ chở mình về. Cá nhân tôi cho rằng, nếu những người phụ nữ thực sự tích cực, họ sẽ giúp đỡ rất nhiều cho công tác tuyên truyền người thân “Đã uống rượu, bia thì không lái xe”.

Việc phòng chống tác hại rượu bia, vai trò và trách nhiệm của những người phụ nữ, người mẹ, người vợ, người yêu cần được đặt ở vị trí trung tâm. Biện pháp tuyên truyền hạn chế uống rượu bia thông qua chị em có tác dụng hiệu quả nhất. Trong gia đình hiện đại, vai trò và tiếng nói của người phụ nữ ngày càng quan trọng, việc các ông chồng có bê tha hay không cũng có trách nhiệm của người vợ, người mẹ. Những người thân nhất cùng nhau nhắc nhở và lên án mạnh mẽ, tôi tin, không có ông chồng nào yêu vợ, yêu con lại vẫn tiếp tục bê tha chè chén.

Để người dân đi lại an toàn trong dịp Tết, Ủy ban ATGT Quốc gia nhắn nhủ gì đối với người tham gia giao thông, thưa ông?

TNGT là điều không ai mong muốn, thế nhưng cứ mỗi dịp nghỉ lễ, Tết, những thương vong do TNGT vẫn xảy ra. Ủy ban ATGT Quốc gia mong muốn người dân không lái xe khi đã uống rượu bia, để tác tác hại của uống rượu, bia không còn là câu chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”, để không còn những con số thương vong do TNGT có nguyên nhân từ rượu bia vẫn diễn ra hàng ngày, đặc biệt trong dịp lễ, Tết.

Trân trọng cảm ơn ông!

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.