• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Báo giao thông Giao thông 24h

Đà Nẵng: Vì sao 1 vạn người vi phạm, chỉ 1500 người muốn nộp phạt qua mạng?

Giao thông 24h

Đà Nẵng: Vì sao 1 vạn người vi phạm, chỉ 1500 người muốn nộp phạt qua mạng?

18/02/2023, 12:05

Hơn 10.000 trường hợp vi phạm giao thông tại Đà Nẵng trong 10 tháng qua nhưng chưa đầy 15% trong số đó thực hiện đóng phạt qua mạng.

Dân không biết, không rành nộp qua mạng

Tháng 6/2022, chị Thu Hồng (44 tuổi, trú quận Hải Châu) điều khiển ô tô trên đường Trường Sơn với tốc độ 68km/h, trong khi tuyến đường giới hạn tốc độ tối đa là 60km/h.

Quá trình di chuyển, ô tô do chị Hồng điều khiển bị hệ thống camera trên tuyến bắt lỗi. Do không nhận được thông báo về việc vi phạm giao thông, mãi đến tháng 11/2022, chị Hồng mang xe đi kiểm định mới biết đang dính phạt nguội.

Công dân làm thủ tục hành chính tại Phòng CSGT Công an TP Đà Nẵng. Ảnh: Vĩnh Nhân

Với lỗi này, chị Hồng phải chịu mức phạt 900.000 đồng. Dù không bị tước GPLX nhưng vì chưa biết đến việc nộp phạt vi phạm giao thông qua mạng, chị Hồng phải trực tiếp đến Phòng CSGT Công an TP Đà Nẵng cách nhà hơn chục cây số để nhận quyết định xử phạt, khi xong lại chạy ra kho bạc nộp phạt mới quay lại Phòng CSGT nộp lại giấy tờ.

“Hồi mua xe tôi có đăng ký địa chỉ nhà, số điện thoại nhưng không nhận được thông báo vi phạm. Đến khi biết dính phạt nguội cũng đi nộp trực tiếp vì chưa nghe đến việc được nộp phạt qua mạng”, chị Hồng nói.

Tương tự, ông Nguyễn Văn Sáu (56 tuổi, quê tỉnh Quảng Nam) điều khiển ô tô vi phạm tốc độ tại trung tâm TP Đà Nẵng. Đến khi biết xe mình dính lỗi, ông Sáu phải chạy hàng chục cây số ra Đà Nẵng để nộp phạt.

Theo ông Sáu, trước đây từng nghe nói đến nộp phạt qua mạng, nhưng vì ít sử dụng điện thoại lại không rành về internet nên ông ngại việc thao tác các bước nộp phạt.

“Đi nộp trực tiếp khá mất công vì nhà xa, lại phải chạy đi chạy lại nhiều nơi mới hoàn thành nộp phạt nhưng phải chấp nhận vì mù công nghệ, sợ xảy ra sai sót”, ông Sáu nói.

Đó chỉ là 2 trong rất nhiều trường hợp vi phạm giao thông nhưng không sử dụng việc nộp phạt qua mạng tại Đà Nẵng vì nhiều lý do.

Thống kê của Phòng CSGT Công an TP Đà Nẵng, từ tháng 5/2022 đến nay ghi nhận 10.566 trường hợp vi phạm giao thông.

Trong đó chỉ có 1.527 trường hợp đóng phạt qua mạng, còn lại người dân trực tiếp đến Phòng CSGT để xử lý vi phạm. Tỷ lệ này chỉ chiếm 15% trong tổng số trường hợp nộp phạt vi phạm giao thông tại Đà Nẵng trong 10 tháng qua.

CSGT sẽ trực tiếp hướng dẫn nộp phạt qua mạng

Trao đổi với Báo Giao thông, Trung tá Nguyễn Thị Hoàng Oanh, Phó đội trưởng Đội tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn và xử lý vi phạm (Phòng CSGT Công an TP.Đà Nẵng) cho biết, hiện nay người dân đóng phạt vi phạm giao thông còn ít do nhiều lý do.

Trong đó, một số người dân không sử dụng điện thoại thông minh, không có tài khoản ngân hàng hoặc tài khoản liên kết ngân hàng, ví điện tử… để nộp phạt tại nhà. Mặt khác, đại đa số người dân còn thụ động trong việc tiếp cận dịch vụ mới, ngại thao tác trong việc nộp phạt bằng hình thức chuyển khoản trên các thiết bị điện tử.

“Việc gửi thông báo cho người dân hiện nay tại Đà Nẵng vẫn sử dụng song song hình thức thông qua bưu điện và số điện thoại. Tuy nhiên, nếu không có số điện thoại thì hệ thống dịch vụ công không thể gửi số quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho người vi phạm được”, Trung tá Oanh cho hay.

Theo Trung tá Oanh, việc nộp phạt qua mạng có nhiều thuận lợi như công dân có thể nhận được thông báo về quyết định xử phạt vi phạm hành chính và thực hiện các thao tác trên dịch vụ công để thi hành quyết định xử phạt theo quy định.

Đa dạng hình thức nộp tiền phạt vào ngân sách Nhà nước giúp công dân có thể lựa chọn cho mình phương thức nộp phạt phù hợp nhất, có thể nộp phạt và nhận kết quả tại nhà trừ trường hợp tạm giữ phương tiện.

Để tuyên truyền rộng rãi về việc đóng phạt vi phạm giao thông qua mạng, thời gian qua, Phòng CSGT đã tổ chức lắp đặt pano tuyên truyền người dân sử dụng các dịch vụ công trực tuyến tại khu vực tiếp dân, tuyên truyền trực tiếp khi người dân đến xử lý vi phạm và đăng tải thông tin trên trang facebook “CẢNH SÁT GIAO THÔNG CATP ĐÀ NẴNG”.

“Nếu người dân không rành về internet thì tại Phòng CSGT, lực lượng chức năng sẽ chủ động hướng dẫn cho người dân thao tác trên điện thoại hoặc cán bộ CSGT sẽ thao tác trên máy tính và để người dân quét mã QR, kiểm tra thông tin và thanh toán trên tài khoản, ví điện tử của mình”, Trung tá Oanh thông tin.

Để thực hiện nộp phạt nguội qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia, người nộp phạt thực hiện các bước sau:

Truy cập Cổng Dịch vụ công Quốc gia tại đường dẫn https://dichvucong.gov.vn

Chọn menu tại góc trên cùng bên phải Cổng dịch vụ; chọn "Thanh toán trực tuyến"; chọn "Nộp phạt xử lý vi phạm hành chính" (nếu là công dân hoặc doanh nghiệp thì chọn vào cột tương ứng); chọn "Tra cứu thanh toán vi phạm giao thông".

Nhập số liệu: Trường hợp tra cứu theo mã Quyết định thì chọn mục "Cảnh sát giao thông"; nhập số quyết định; nhập mã bảo mật.

Trường hợp tra cứu theo biên bản vi phạm thì nhập "Số biên bản"; nhập "Họ tên người dân/Tên doanh nghiệp/Tên tổ chức vi phạm"; tích chọn mục "Cảnh sát giao thông"; chọn theo "tỉnh/thành phố"; chọn "đơn vị lập biên bản xử phạt"; chọn "ngày vi phạm"; nhập mã bảo mật.

Tiếp đó, chọn "Tra cứu" sẽ hiện ra thông báo các nội dung: Số Quyết định xử phạt, ngày ra quyết định xử phạt, hành vi vi phạm, số tiền phạt.

Chọn hình thức "thanh toán và nhận kết quả tại cơ quan xử phạt" hoặc "thanh toán và nhận kết quả tại nhà" (đối với trường hợp thanh toán và nhận kết quả tại nhà thì người vi phạm phải có tài khoản truy cập Cổng dịch vụ công Quốc gia).

Sau đó chọn hình thức nhận giấy tờ tại nhà hoặc tại cơ quan xử phạt.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.