• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Đà Lạt nát đường vì "ông" điện, nước

07/12/2015, 09:24

Các tuyến đườngTP. Đà Lạt bị cắt xẻ, đào bới để xây dựng hệ thống cấp thoát nước khiến mặt đường bị “biến dạng”.

Anh 1 (1)
Nhà thầu đang cắt, xẻ, đào bới để thi công hệ thống trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh - Đà Lạt

Dự án cấp thoát nước TP. Đà Lạt được khởi công từ tháng 7/2014 với tổng vốn đầu tư là 766 tỷ đồng, do Công ty cấp thoát nước Lâm Đồng là chủ đầu tư. Trong đó, Dự án cấp nước là 382 tỷ chia thành 4 gói thầu và Dự án thoát nước với số vốn 384 tỷ đồng chia làm 02 gói thầu. Dự án sẽ hoàn thành vào tháng 06 năm 2016.

Dân bức xúc vì....đường bị cắt xẻ, đào bới

Ông Nguyễn Văn Thành (ngụ đường Xô Viết Nghệ Tỉnh), đưa tay chỉ về đoạn đường được lấp nham nhở, nói: “Đường vừa làm xong liền bị cắt xẻ, đào bới tung tóe cả lên, sau đó được lấp “nham nhở” khiến người dân chúng tôi rất bức xúc. Mặt đường trải nhựa bằng phẳng bổng “biến” thành đường ghồ ghề, sụt lún gây mất an toàn giao thông. Đã không ít lần, phụ nữ và người yếu tay lái chạy xe không cẩn thận bị “đo đường” rồi. Vừa qua, vợ tôi đi đón con đã “rơi” vào vị trí bị đào, lạng chạng tay lái, té ngã suýt mất cả mạng”.

Anh 5
Hiện tượng sụt lún, chưa hoàn trả mặt bằng tại đường Trần Quốc Toản, gây mất ATGT cao

Cùng chung bức xúc, bà Trần Thị Hà (ngụ đường Quang Trung) lắc đầu ngán ngẩm: “Không hiểu người ta thi công kiểu gì, đường đang đẹp thì chặn cắt ngang xẻ dọc, đào bới tung cả lên. Sau đó lấp lại chắp vá, mặt đường chỗ thì nhô lên, chỗ thì sụt xuống gây nguy hiểm cho phương tiện lưu thông và mất mỹ quan đô thị. Những lúc trời mưa to nước lênh láng mặt đường khiến không ít người bị té. Dân bức xúc lắm, nhiều lần phản ánh lên chính quyền nhưng chuyện đâu rồi lại vào đó”.

Trước bức xúc của người dân, PV Báo Giao thông đã ghi nhận thức tế trên hàng loạt tuyến đường ở TP. Đà Lạt. Theo đó, tình trạng đường bị cắt xẻ, đào bới xảy ra hầu hết trên các tuyến đường như Lê Hồng Phong, Bùi Thị Xuân, Quang Trung, Yersin, Trần Hưng Đạo, Trần Quý Cáp, Xô Viết Nghệ Tĩnh, Bạch Đằng... Tại các vị trí đào để lắp đặt ống cấp thoát nước, mặt đường xuất hiện tình trạng mấp mô, lồi lõm, sụt lún... so với mặt đường cũ.

Tại đường Quang Trung, sau khi hoàn thành việc lắp đặt ống nước, mặt đường được hoàn trả theo kiểu “chiếu lệ” làm mặt đường bị “biến dạng”, nhiều đoạn xuất hiện tình trạng sụn lún 5 đến 10cm. Tương tự, tại đường Xô Viết Nghệ Tỉnh sau khi đào để lắp đặt ống, mặt đường được hoàn trả bằng cách đỗ đất cấp phối khiến bụi và đất nham nhở khắp đường gây ra tình trạng mất vệ sinh và ATGT. Tiếp đó, trên đường Trần Quốc Toản mặt đường hoàn trả bằng cách dùng những phần nhựa bể nát được đào lên trước đó để lấp, đã gây mất mỹ quan đô thị. Tình trạng này, cũng xuất hiện chung trên nhiều đoạn khác ở TP. Đà Lạt. Nguy hiểm hơn, nhiều đoạn đang tổ chức thi công nhưng đơn vị thi công không đặt biển cảnh báo an toàn.

Chủ đầu tư có dấu hiệu gian dối?

Theo tìm hiểu của PV, trước bất cập trên vào giữa tháng 4/2015, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có công văn gửi các đơn vị liên quan, yêu cầu tăng cường công tác kiểm tra; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm công tác thi công công trình trên đường bộ đang khai thác, đặc biệt là công tác hoàn trả mặt đường sau khi thi công; khẩn trương hoàn thành các hạng mục còn dang dở trước ngày 28/4/2015 để đảm bảo mỹ quan, an toàn giao thông. Tuy nhiên, tình trạng trên vẫn không được đơn vị liên quan khắc phục khiến người dân vẫn “dập dềnh”, “lượn sóng” trên đường.

Anh 9
Hiện tượng sụt lún từ 5-10 cm xảy ra tại đường Quang Trung 

Tiếp đó, đến giữa tháng 7/2015, UBND tỉnh tiếp tục ra văn bản gửi các đơn vị liên quan yêu cầu “kiểm tra, xử lý, giám sát công tác hoàn trả mặt đường sau khi thi công hệ thống cấp thoát nước trên địa bàn TP Đà Lạt. Tuy nhiên, tình trạng vẫn không được “cải thiện”, một số hạng mục thi công chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và chất lượng. Một số vị trí sụt, lún sâu gây bức xúc cho người và phương tiện.

Trao đổi với PV, ông Hà Ngọc Quế, Giám đốc Ban QLDA cấp thoát nước Đà Lạt cho biết: “Người dân phản ánh mặt đường mấp mô, nhiều đoạn sụt lún mất ATGT, mất mỹ quan đô thị là có thật. Ngay sau đó, chủ đầu tư đã đi kiểm tra và đôn đốc, nhắc nhở các nhà thầu thi công. Hiện, hệ thống cấp nước đã thi công đạt 80%, thoát nước đạt khoảng 50% dự án".

“Theo nguyên tắc, sau khi thi công xong buộc phải hoàn trả lại mặt đường y nguyên hiện trạng ban đầu. Tuy nhiên, do dự án thì công gấp gáp nên xảy ra hiện tượng sụt lún là không tránh khỏi. Những vị trí chưa hoàn trả lại mặt đường nhựa là do chưa mua được nhựa vì khối lượng hoàn trả ít quá”, ông Quế lí giải.

Ông Lê Quang Trung, Giám đốc Sở Xây dựng cho biết, Sở được UBND tỉnh giao việc kiểm tra việc hoàn trả mặt đường; cùng với Sở GTVT đi kiểm tra đã phát hiện nhiều bất cập, tồn tại như sụt lún, mặt đường mấp mô gây mất ATGT và mỹ quan đô thị. Đoàn kiểm tra đã yêu cầu đơn vị nhà thầu bù lún ở một số vị trí, nếu không bù lún được sẽ cho làm lại. Đồng thời chỉ đạo, đơn vị chủ đầu tư thường xuyên kiểm tra, đảm bảo tiến độ thi công của các nhà thầu.Tuy nhiên, công trình đến 30/6/2016 mới nghiệm thu nên chúng tôi sẽ kiểm tra lại lần nữa buộc nhà thầu phải sửa chữa ổn định đảm bảo ATGT.

“Nguyên nhân để xảy ra sụt lún là do đơn thị thi công có dấu hiệu gian dối, thực hiện không đúng quy trình. Chủ đầu tư năng lực yếu trong điều hành, chỉ đạo và xử lý chậm”, ông Trung cho biết thêm.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.