• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Cựu chiến binh tình nguyện ngăn tai nạn đường sắt

14/12/2015, 13:09

Trước khi tàu chạy đến, từng thành viên của Hội Cựu chiến binh huyện Văn Lâm, Hưng Yên thay nhau đứng chặn xe...

12

Không quản ngày mưa gió, cựu chiến binh Khương Văn Trường và tổ tự quản vẫn đứng gác chắn đúng giờ

Trước khi tàu chạy đến, từng thành viên của Hội Cựu chiến binh huyện Văn Lâm, Hưng Yên thay nhau đứng chặn xe qua tại các đoạn đường dân sinh giao cắt đường sắt. 18 thành viên 6 tổ tự quản cựu chiến binh của huyện đã tự nguyện làm công việc thầm lặng này suốt hơn 3 năm qua để bảo đảm ATGT cho người dân.

Dầm mưa, dãi nắng vì ATGT

Hơn 3 năm qua, dù nắng hay mưa, từ 6h - 18h hàng ngày, 18 thành viên trong 6 tổ tự quản cựu chiến binh vẫn miệt mài đứng gác chắn, giữ cho hành trình những chuyến tàu đường sắt Hà Nội - Hải Phòng được an toàn, thông suốt và cùng địa phương giảm thiểu TNGT.

Từ 6h sáng, ông Khương Văn Trường, 70 tuổi, thành viên tổ tự quản tại Km21+100 thuộc xã Đình Dù đã có mặt tại điểm giao cắt đường ngang, yêu cầu các phương tiện đường bộ dừng xe để tàu qua. Dáng người cao gầy với nước da sạm đen, tay giương cao lá cờ đỏ, miệng liên hồi tuýt còi, ông Trường hô vang: “Tàu đến, dừng lại cho an toàn!”. Khi tàu chạy hết đường ngang, ông lại điều tiết cho các phương tiện từ hai bên đường di chuyển theo trật tự, không chen lấn, ùn tắc.

Ông Khương Văn Trường chia sẻ: “Chúng tôi tình nguyện làm công việc này. Tuổi về già nên cũng muốn tìm việc làm vui, khỏe, có ích cho cộng đồng. Ngoài việc theo dõi giờ tàu chạy và lập “rào chắn” không cho các phương tiện đi qua khi tàu đến, chúng tôi còn sẵn sàng giúp đỡ những người gặp nạn trên đường. Mỗi lần giúp đỡ được người qua đường an toàn chúng tôi thấy vui và yêu đời hơn nhiều”.

Ông Đỗ Mạnh Chuông, Phó ban ATGT huyện Văn Lâm cho biết, từ khi tổ tự quản cựu chiến binh hoạt động gác chắn đường sắt, tình hình ATGT địa phương chuyển biến tốt và cả 3 tiêu chí đều giảm. Năm 2013, trên địa bàn huyện xảy ra 3 vụ TNGT đường sắt, giảm 1 vụ (25%) so với năm 2012, giảm 3 người chết (100%), giảm 4 người bị thương (100%). Năm 2015, xảy ra 4 vụ TNGT đường sắt, làm chết 2 người nhưng đều ở đường ngang tự phát không có người đứng gác.

Ông Trường không nhớ tổ tự quản của mình đã cứu sống bao nhiêu người. Chỉ có những người dân sống quanh đường tàu này là nhớ công việc thầm lặng của các ông. Anh Trịnh Văn Chiến, một người dân sống gần đường tàu kể: “Dạo trước có một phụ nữ đi xe đạp chở hàng đang loay hoay dắt xe qua đường ray thì tàu lao tới kéo còi inh ỏi. Nhanh như cắt, ông Trường và một số người dân từ bên này đường ray phóng qua đẩy ngược người phụ nữ cùng chiếc xe ra khỏi chỗ nguy hiểm, nhờ thế mà không xảy ra tai nạn chết người. Hay có những người đi chợ mải mang vác đồ đạc nặng, qua đường tàu cũng được tổ tự quản cựu chiến binh giúp đỡ”.

Tại điểm giao cắt Km 26+490, xã Chỉ Đạo lúc gần 16h, khi tiếng còi tàu vang lên trong tiết trời mưa lạnh buốt, cựu chiến binh Đặng Văn Bính nhanh chóng ra đứng bên lề đường ray làm nhiệm vụ cảnh báo tàu đến. Miệng ông thổi còi, tay phất cờ báo hiệu để người qua đường dừng lại chờ tàu qua. Khi đoàn tàu dài chạy qua cũng là lúc người ông ướt sũng, run cầm cập vì gió lạnh. “Để an toàn cho người đi đường và biết rõ lịch trình tàu chạy, mỗi sáng các thành viên trong tổ lại đọc lịch trình tàu chạy để gác chặn kịp thời. Khi nào hết chuyến tàu trong ngày thì chúng tôi mới về nghỉ. Sợ lạnh, sợ ốm mà bỏ gác tàu, nhỡ có chuyện gì thì ân hận lắm”, ông Bính tâm sự.

Những người dân sinh sống quanh khu vực đường ngang cho biết, trước đây, các cựu chiến binh tham gia gác chắn đường tàu được bố trí chiếc ô cắm ở bên đường để tránh nắng, che mưa trong lúc làm nhiệm vụ nhưng do lâu ngày nên ô đã hỏng. Không còn ô, các cựu chiến binh phải đứng dưới gốc cây đợi tàu đến rồi dầm mưa, dãi nắng chặn xe cho tàu qua an toàn. Từ khi có tổ tự quản cựu chiến binh túc trực tại đây, ATGT đường sắt được cải thiện đáng kể, không còn vụ tai nạn nào xảy ra.

Mô hình đem lại hiệu quả thiết thực

Ông Đặng Đình Đà, Phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Văn Lâm cho biết, sau khi được cơ quan quản lý đường sắt, Ban ATGT huyện tập huấn nghiệp vụ công tác bảo đảm ATGT đường sắt và trang bị các dụng cụ hỗ trợ cần thiết, 6 tổ tự quản của Hội Cựu chiến binh huyện chính thức đi vào hoạt động và đem lại hiệu quả thiết thực. Bất kể thời tiết nắng mưa hay giá rét, các thành viên đều có mặt đúng thời gian ở vị trí quy định để hướng dẫn giao thông, góp phần tích cực trong công tác bảo đảm ATGT và giảm thiểu TNGT đường sắt.

Đặc biệt tại Km 26+490 thuộc xã Chỉ Đạo luôn là “điểm nóng” vì là điểm giao cắt đường sắt Hà Nội - Hải Phòng với TL18 Hưng Yên - Bắc Ninh, liền kề Khu công nghiệp Phố Nối A, B. Mỗi ngày có hàng nghìn lượt người, phương tiện giao thông qua đây, trong đó có số lượng lớn xe tải, xe container. Do vậy, việc bố trí người trực gác đường tàu là cần thiết và thực tế cho thấy mô hình đang đạt được hiệu quả cao.

Ông Hoàng Hải Bình, Chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh Hưng Yên cho biết, với đặc điểm đường sắt song song đường bộ, hai bên là khu dân cư, doanh nghiệp đông đúc, đường dân sinh dày đặc nên nguy cơ mất ATGT đường sắt trên địa bàn rất cao. Vì vậy, từ năm 2012, tỉnh đã rà soát và hỗ trợ kinh phí (500 nghìn đồng/tháng/người) bố trí cảnh giới do Hội Cựu chiến binh tình nguyện đảm nhiệm tại 6 vị trí đường ngang, đường dân sinh là những điểm đen nguy cơ mất an toàn chạy tàu cao. Năm 2015, Ban ATGT tỉnh tiếp tục hỗ trợ kinh phí 100 triệu đồng để huyện Văn Lâm tổ chức cảnh giới.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.