• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Gương sáng giao thông

Cựu binh dành tiền lắp xe đạp tặng học sinh nghèo

01/04/2018, 06:29

Cựu binh Trần Trung Thực chắt bóp từng đồng, lặn lội mua từng bộ phận phụ tùng về lắp xe đạp tặng HS nghèo.

21

Cựu binh Trần Trung Thực đang kiểm tra vành xe

Ông bụt của học sinh nghèo

Trong căn nhà cấp 4 nằm sát QL15B ở thôn Sơn Thủy, xã Mỹ Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh), ông Thực đang cặm cụi kiểm tra mấy cái phanh cũ ông mới mua về. Bên cạnh đó, gần 20 chiếc xe đạp các kiểu lắp ráp đã cơ bản hoàn thành, được ông che đậy cẩn thận. Lấy ống tay áo lau những giọt mồ hôi lấm tấm trên trán, ông Thực cười nói: “Đừng chê đồ phế liệu, còn tốt chán. Chỉ cần mình đánh cho sáng, sạch; sau đó tra dầu mỡ rồi lắp vào là lại như mới”.

“Năm học 2016 - 2017, cũng chính nhờ những phụ tùng ở các cửa hàng phế liệu, tôi đã lắp ráp được 15 xe đạp tặng các cháu học sinh nghèo trên địa bàn. Hiện tại, tôi đã lắp thêm 17 xe, dự định năm nay sẽ lắp được 20 xe để tặng các cháu học sinh có hoàn cảnh khó khăn khác vào năm học mới”, ông Thực khoe.

"Dù tuổi đã cao, hoàn cảnh gia đình cũng không khá giả, nhưng việc tặng xe đạp cho học sinh nghèo của bác Thực là một việc làm cao quý, đáng trân trọng. Bác Thực là một tấm gương sáng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ."

Ông Trần Đình Trung
Chủ tịch UBND xã Mỹ Lộc

Cựu binh Trần Trung Thực tham gia nghĩa vụ quân sự ở K82, Cục Hậu cần, QK7 từ năm 1970. Đến năm 1979, ông xin phục viên về địa phương phát triển kinh tế và lập gia đình. Nhờ có tay nghề, ông mở một tiệm sửa chữa xe đạp kiếm thêm thu nhập lúc việc đồng áng nhàn rỗi.

Gần 40 năm sửa xe đạp ở ngã ba đường, chứng kiến biết bao mảnh đời khó khăn, đặc biệt là các em học sinh nghèo không có xe đạp để đi hoặc xe hỏng không có tiền sửa nên nhiều em phải dắt bộ xe đạp 3-4km giữa trưa nắng hè. “Thương các cháu quá! Muốn có cái chữ để thoát nghèo, thoát lam lũ mà phải lặn lội mưa nắng; xe hư cũng không có tiền vá; thay được cái săm thì lốp đã hỏng, không đảm bảo an toàn. Lúc đầu, tôi chỉ sửa xe miễn phí cho các cháu, nhưng từ năm 2017, tôi quyết định tìm đến các cửa hàng phế liệu, mua đồ cũ về lắp lại thành xe tặng các cháu”, ông Thực chia sẻ.

Cách trường gần 5km, nhưng vì nhà nghèo, hàng ngày em Hồ Thị Thu Hiền, học sinh lớp 3C, trường Tiểu học Mỹ Lộc vẫn đi bộ tới lớp. Với Hiền, có một chiếc xe đạp là mơ ước bấy lâu nay. Năm học 2016 - 2017, có một người đã biến ước mơ của em thành hiện thực, đó là “ông bụt” mang tên Trần Trung Thực: “Hôm biết được ông Thực tặng xe, cháu không tin và ngỡ các bạn trêu đùa. Cho đến khi được cô giáo đọc tên lên nhận xe, cháu mới vỡ òa cảm xúc, bởi đó là mơ ước bấy lâu của cháu. Cháu cảm ơn ông Thực nhiều lắm”, Hiền kể.

Bỏ thuốc, góp tiền sắm xe cho học sinh nghèo

Hiện tại, dù tuổi đã cao, cuộc sống vợ chồng già chỉ trong vào tiệm sửa xe và gần 1,8 triệu đồng phụ cấp chất độc da cam của ông. Mặc dù vậy, với bản chất của anh Bộ đội Cụ Hồ, ông vẫn dành dụm từng đồng tiết kiệm được để lắp những chiếc xe đạp cho học sinh nghèo.

Khó khăn, tiền tiết kiệm được vẫn ít hơn so với nhu cầu xe đạp của học sinh, ông Thực bèn bỏ thuốc lá, bỏ uống rượu để có thêm tiền mùa phụ tùng. “Chi phí phụ tùng hoàn thành một chiếc xe đạp từ 450 - 500 nghìn đồng, chưa kể tiền công đi tìm và lắp ráp. Bỏ thuốc lá, thuốc lào và uống rượu, mỗi ngày mình tiết kiệm được thêm 5 - 10 nghìn đồng để mua phụ tùng cho các cháu”, ông Thực phấn khởi nói.

Nói về hành trình tặng xe đạp cho học sinh nghèo, ông Thực kể: Những ngày đầu làm việc này, nhiều người trong làng, xã đến động viên; nhưng cũng có người nói điên, hâm nhưng tôi mặc kệ. Rồi bà xã cũng lời ra tiếng vào, gia đình mình còn nghèo, ăn không đủ no còn đèo bòng…

Chưa kể, quá trình lăn lộn trong các tiệm phế liệu ông cũng gặp khó khăn, vất vả. Như tháng 9/2017, ông đi xe máy lên Hương Sơn (hơn 70km) để tìm mua phế liệu. Lúc về đến giữa cánh đồng thì trời đổ mưa giông xối xả nên ông chạy xuống dưới cầu Hà Tân (nằm trên QL8, bắc qua sông Ngàn Phố, huyện Hương Sơn) để trú mưa. Đứng được một lúc thì nước lũ tràn về, ông vội hì hục đẩy xe máy lên đường, lên đến mặt QL8 thì nước lũ từ thượng nguồn ập về như thác…

Thế nhưng với ông Thực, nhìn ánh mắt bọn trẻ lấp lánh niềm vui khi nhận xe đạp là ông quên hết nhọc nhằn. “Tình người vẫn luôn hiện diện quanh ta. Đơn giản như việc chủ cửa hàng phế liệu biết tôi đi mua đồ về lắp xe tặng học sinh, nên đã giảm giá rất nhiều”, ông cười nói.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.