• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Gương sáng giao thông

Cựu binh biến phế liệu thành xe lăn tặng bệnh nhân nghèo

28/01/2020, 06:50

Ở tuổi 73, cựu binh ngành GTVT Nguyễn Duy Tống vẫn hàng ngày lặn lội khắp nơi đi mua những chiếc xe lăn “phế liệu” về cặm cụi sửa chữa.

Ông Tống đang sửa những chiếc xe lăn cũ để tặng cho bệnh nhân nghèo

Suốt 5 năm qua, hàng chục bệnh nhân nghèo, không thể đi lại trên đôi chân của mình đã được ông Tống “tiếp” thêm 1 đôi chân mới.

Thấu hiểu được người bị hạn chế vận động

Vợ chồng ông Tống, bà Tuyết tuy đã tuổi cao, sức yếu nhưng lại có những hành động, việc làm rất thiết thực vì người nghèo. Việc làm của ông bà đã lan tỏa truyền thống sẻ chia, “lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta. Phường đã lên kế hoạch tuyên dương việc làm, hành động đẹp của ông bà, từ đó khơi dậy những việc làm nhân nghĩa trong quần chúng nhân dân.
Ông Trương Quang Hiếu, Chủ tịch UBND phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh


Tôi đến thăm gia đình cựu binh ngành GTVT Nguyễn Duy Tống (73 tuổi, trú ở tổ dân phố 7, phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh). Dù ở tuổi “thất thập cổ lai hy” nhưng ông Tống vẫn còn rất khỏe mạnh và nhanh nhẹn, nụ cười hiền hậu luôn nở trên môi.

Trong căn phòng nhỏ gia đình ông mượn được từ một trụ sở cơ quan Nhà nước đã chuyển đi, ngổn ngang những chiếc xe lăn cũ và đồ nghề cơ khí. Hàng ngày, ông Tống cần mẫn với từng chiếc ốc vít, cờ lê để tháo các bộ phận của xe lăn cũ, tra lại dầu mỡ cho chiếc bánh xe đã hoen gỉ, siết lại những con ốc đã long…

Theo ông Tống, vốn sinh ra ở tỉnh Quảng Ninh, lớn lên, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông gia nhập Đoàn xe 48, Cục Vận tải đường bộ (Bộ GTVT). Trong những chuyến xe chở vũ khí và nhu yếu phẩm từ miền Bắc vào phục vụ chiến trường miền Nam, ông gặp rồi yêu cô quân y người Hà Tĩnh - Võ Thị Tuyết.

Chiến tranh kết thúc, ông Tống được chuyển về làm lái xe cho Công ty Xây dựng 4 Nghệ Tĩnh. Ông quyết định lập gia đình cùng cô quân y và lập nghiệp trên quê hương Hà Tĩnh. Với tiền lương lái xe và tiền trợ cấp thương binh 4/4 hàng tháng, vợ chồng ông đã nuôi 4 người con khôn lớn, trưởng thành. Năm 1990, ông Tống và vợ về nghỉ hưu theo chế độ. Bằng vốn kinh nghiệm tích cóp được trong những năm tháng ngồi sau vô lăng, ông cùng người con trai thứ 3 mở xưởng sửa chữa ô tô tại nhà.

“Chui” gầm ô tô nhiều năm khiến ông Tống bị bệnh thoát vị đĩa đệm, phải nhập viện điều trị. Căn bệnh này không chỉ khiến ông đau đớn mà còn đi lại khó khăn, phải ngồi xe lăn một thời gian dài. “Quá trình điều trị, ngồi xe lăn tôi thấu hiểu những khó khăn của người bị hạn chế vận động. Thế nhưng, với nhiều gia đình nghèo, việc mua được một chiếc xe lăn phục vụ người thân bị bệnh không dễ dàng gì”, ông Tống nhớ lại và cho biết, đó chính lý do khiến ông quyết định dành tiền mua xe lăn cũ về sửa lại để tặng bệnh nhân nghèo.

Nụ cười của bệnh nhân tiếp thêm động lực

Bà Tuyết đang sửa soạn những chiếc áo ấm để tặng các em bé có hoàn cảnh khó khăn trước khi mùa đông đến

Trăn trở, đau đáu với niềm thương cảm những bệnh nhân nghèo, nên khi vừa khỏi bệnh, ông Tống đã nghĩ ngay đến việc đi xin xe lăn cũ về sửa chữa và mang tặng lại cho những người cần dùng đến. Xin mãi cũng hết, ông lại bàn với vợ và các con trích một phần tiền lương hưu, trợ cấp thương binh ít ỏi hàng tháng để tìm mua xe lăn cũ. Cũng từ đó, người ta thấy một cụ ông dáng người mảnh khảnh, tóc bạc ngày ngày đi đến khắp các bệnh viện, cơ sở y tế, đầu mối sắt vụn trên địa bàn tìm mua xe lăn cũ.

Với kinh nghiệm của một người làm cơ khí lâu năm và sự cần mẫn hiếm có, ông lựa những bộ phận còn tốt từ xe lăn cũ rồi lắp ráp thành một chiếc xe lăn hoàn chỉnh. Những bộ phận nào hư hỏng, không khắc phục được, ông lại bỏ tiền túi đi mua các phụ tùng thay thế rồi hoàn thiện chiếc xe. Và cứ thế, từ những vật tưởng chừng như phải vứt bỏ, lại trở thành những chiếc xe lăn sử dụng tốt… ông Tống đem đến tận nhà tặng bệnh nhân nghèo.

“Tôi chỉ nghĩ đơn giản, nhà mình chưa khá giả hơn ai nhưng vẫn còn có cuộc sống may mắn hơn họ, mình vẫn còn đi được trên đôi chân của mình. Những chiếc xe lăn cũ thì không hẳn là đã hư hỏng toàn bộ, phải vứt đi. Tôi có lợi thế là có sẵn nghề sửa chữa cơ khí nên việc khắc phục cũng không mấy khó khăn, nhưng nó lại mang niềm vui rất lớn cho bệnh nhân nghèo và giúp họ bớt thêm phần khó khăn”, ông Tống cười nói.

Lan tỏa việc thiện

Đã 4 năm nay, vợ ông Trương Hữu Thành (trú ở phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh) bị tai biến nằm liệt giường, mọi sinh hoạt của bà đều trên tay ông và các con. Nhiều lần ý định mua cho bà một chiếc xe lăn để di chuyển cho đỡ vất vả nhưng gia cảnh khó khăn, chi phí chữa bệnh cho bà quá lớn nên ông Thành đành phải gác lại. Biết được hoàn cảnh của vợ chồng ông Thành, ông Tống đã gấp rút tìm mua và sửa một chiếc xe cũ, mang đến tận nhà tặng lại cho bà. Nhận món quà bất ngờ, ông Thành không giấu được xúc động: “Có xe lăn, mọi sinh hoạt của vợ tôi dễ dàng, cha con tôi cũng đỡ vất vả hơn trước nhiều. Tôi không biết nói gì hơn ngoài lời cảm ơn tấm lòng cao cả của bác ấy”.

Trong 5 năm qua, ngoài gia đình ông Thành còn có hàng chục gia đình khác có được niềm vui khi nhận được món quà giá trị, thiết thực; hàng chục bệnh nhân nghèo được tiếp thêm nghị lực, niềm tin nhờ “đôi chân” mới ông Tống mang lại. Ngoài xe lăn, ông Tống còn mua giường bệnh, thiết bị y tế cũ để sửa cho những người có nhu cầu.

“Lúc đầu tôi cứ nghĩ vợ tôi và các con sẽ phản đối vì mình già rồi, hoàn cảnh cũng không giàu có hơn ai nhưng khi thấy việc tôi làm bà nhà và các con lại ủng hộ hết mình. Những lúc rảnh rỗi, cha con cùng nhau sửa chữa những chiếc xe lăn. Hay những lúc mua được nhiều xe lăn, các con lại lấy ô tô đi chở về cho. Ngoài ra, thông qua mối quan hệ của các con, ngày càng có nhiều “kênh” từ thiện khác được kết nối nên việc mua xe lăn cũ dễ dàng hơn…”, ông Tống cười hạnh phúc.

Một điều đặc biệt và cũng vô cùng đáng quý là sau những chuyến đi tặng xe lăn cùng chồng, bà Võ Thị Tuyết lại nảy ra ý tưởng xin những quần áo, chăn màn, rèm… của những gia đình không dùng nữa; hay mua lại của các gian hàng giảm giá rồi về giặt giũ tặng lại cho các gia đình nghèo. “Qua những chuyến đi mới thấy nhiều gia đình còn nghèo khổ quá, mình không giàu hơn ai nhưng chỉ muốn làm một việc gì cho họ. Thế là tôi nghĩ tới việc xin, mua quần áo, chăn màn, rèm… về giặt giũ rồi tặng cho các gia đình nghèo, khó khăn”, bà Tuyết cho biết và tiết lộ thêm: Việc làm này bà thực hiện từ năm 2018 cho đến nay. Hiện tại, bà cố gắng duy trì mỗi tháng đi ít nhất được 2 chuyến thiện nguyện về các làng quê nghèo ở các tỉnh lân cận.

Nói về dự định trong tương lai, cả ông Tống và vợ cùng cười và cho biết: Còn sức khỏe thì còn làm, vì xã hội vẫn còn người nghèo!

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.