• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Cuộc chiến chống xe quá tải không bao giờ thất bại

15/05/2015, 06:23

Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN Nguyễn Văn Huyện đã khẳng định như vậy sau một năm nhậm chức.

83
Ông Nguyễn Văn Huyện (ngoài cùng bên trái) chỉ đạo bắt xe quá tải tại Hải Phòng, tháng 1/2015 - Ảnh: Khánh Hà

Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN Nguyễn Văn Huyện đã khẳng định như vậy sau một năm nhậm chức. Nhìn lại thời gian tại vị, ông cho biết hầu hết những chương trình hành động ông đưa ra tại cuộc thi tuyển đã và đang được triển khai có hiệu quả. 

Việc đầu tiên: xử lý xe quá tải

Hẹn 16h, rồi lùi xuống 17h, nhưng khi chúng tôi đến thì trước cửa phòng Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN vẫn còn tới gần chục người đang ngồi chờ đến lượt vào báo cáo công việc, trình ký các văn bản, hoặc liên hệ công việc. Hơn 18h, khi người cuối cùng rời khỏi phòng, ông ra hành lang bắt tay chúng tôi: “Xin lỗi các nhà báo nhé! Mình mới đi công tác về, việc tồn lại nhiều quá. Hơn nữa tiếp các bạn cuối cùng cũng là để trò chuyện được nhiều hơn”.

Vầng trán cao, dáng khoan thai, nói năng nhẹ nhàng, khúc chiết, ông Nguyễn Văn Huyện giống một nhà giáo nhiều hơn là người đứng đầu một trong những đơn vị lớn nhất, quan trọng nhất của ngành GTVT - Tổng cục Đường bộ VN.

Trong ngành GTVT, ông Huyện được coi là con người của hành động, nói ít làm nhiều. Ông đi lên từ một cán bộ kỹ thuật xây dựng; rồi đội phó, đội trưởng, Phó giám đốc, Giám đốc, Phó tổng giám đốc, rồi Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên các công ty, tổng công ty công trình giao thông. Ông từng đảm nhiệm Chánh Thanh tra Bộ GTVT trước khi trở thành Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam (từ tháng 6 năm 2014).

Khi chúng tôi đã ngồi xuống ghế, ông rót hai ly trà xanh, đưa cho từng người. Ông ngả đầu ra ghế bành, vẻ mệt mỏi. Tuy nhiên, khi chúng tôi bắt đầu câu chuyện thì ông trở lại nhanh nhẹn như chưa hề có một ngày làm việc căng thẳng.

Hỏi ông, công việc của một Tổng cục trưởng đường bộ vất vả hơn Chánh Thanh tra Bộ nhiều không, ông nâng ly trà xanh, nhấp một ngụm, rồi nói: “Công việc của Tổng cục Đường bộ nhiều hơn, các đầu mối cũng nhiều hơn nên công tác quản lý phức tạp hơn. Còn bên thanh tra thì phải đi nhiều hơn”.

Nhậm chức Tổng cục trưởng, ông bắt tay ngay vào một trong những vấn đề nhức nhối nhất, phức tạp nhất trong lĩnh vực GTVT, đó là xử lý xe quá tải. Ông không sợ nếu thất bại sẽ ảnh hưởng tới uy tín của tân Tổng cục trưởng?

Đây quả là một vấn đề nhức nhối vì nó diễn ra quá lâu rồi. Có thể nói tình trạng xe quá tải đã trở thành tệ nạn. Có nghĩa là cứ chở hàng thì phải chở quá tải. Vì vậy, chấn chỉnh việc này quả thật không hề đơn giản. Tuy nhiên, chúng tôi xác định: Đã làm là làm đến cùng. Khi tôi nhận nhiệm vụ được chừng ba tháng, cũng có nhiều cơ quan báo chí đặt câu hỏi: “Dường như cuộc chiến chống xe quá tải thất bại?”. Khi đó tôi đã khẳng định là không bao giờ thất bại. Tại sao? Bởi trước tiên đó là chỉ đạo của Chính phủ. Nhưng cái thuận nhất là được nhân dân ủng hộ. Chống xe quá tải là chống lại cái sai, tiêu cực. Thứ nữa là các doanh nghiệp lớn họ cũng rất muốn làm ăn đàng hoàng. Chỉ có một số doanh nghiệp nhỏ lẻ, làm ăn kiểu chụp giật không đồng thuận. Cái quan trọng nữa là sự vào cuộc và cổ vũ của cơ quan truyền thông. Ngay đối với lái xe, có thể khẳng định 80 - 90% họ cũng rất muốn chở đúng tải vì chở quá tải rất vất vả, mất an toàn. Nhưng chỉ vì chủ bắt chở quá tải nên họ đành phải làm. Thế nhưng, họ không nói ra được vì chủ bắt họ phải làm như vậy. Ngay cả khi lái xe bị dừng rồi bỏ trốn thì đó cũng là do chỉ đạo của những ông chủ chứ bản thân họ đâu có muốn vậy.

Nhưng rồi liệu có như trước đây lại làm theo kiểu phong trào,“đánh trống bỏ dùi”, thưa ông?

(Cười) Đúng là làm được đã khó, duy trì được lại càng khó hơn. Vì vậy, chúng tôi phải xắn tay vào công việc, đi xuống tận hiện trường kiểm tra đối với chính lực lượng của mình và kiểm tra các doanh nghiệp; làm việc trực tiếp với lãnh đạo địa phương. Thực tế cho thấy, đối với các tỉnh, nếu Bí thư, Chủ tịch, Giám đốc công an, Giám đốc Sở GTVT cũng vào cuộc thì công tác này có chuyển biến ngay.

85
Ông Nguyễn Văn Huyện - Ảnh: Khánh Linh

Lời hứa đang được thực thi

Nhiều cán bộ của ngành GTVT tải từng kể rằng, Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Huyện là người thích đi thực địa. Ông luôn muốn “mắt thấy tai nghe” các công việc đã được triển khai. “Làm thanh tra trước khi ra một kết luận bao giờ tôi cũng xuống hiện trường, cơ sở để lắng nghe một cách thấu đáo trước khi đi đến kết luận. Vì thế, khi sang Tổng cục, cứ khi nào không phải họp là tôi lại đi hiện trường, đi cơ sở. Không phải chỉ làm quá tải mà cả bảo trì đường bộ để xem chất lượng đường sá thế nào để có những chỉ đạo kịp thời. Khi đi như thế, những báo cáo, tham mưu với Bộ cũng sẽ chắc chắn và chính xác hơn”- Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Huyện nói và ông đã làm như vậy. Ông đã cùng các thuộc cấp của mình vào tận Hà Tĩnh làm thí điểm, trực tiếp xuống hiện trường bắt xe quá tải. Sau đó gửi cả công văn lẫn hình ảnh cho Bí thư, Chủ tịch, Giám đốc Công an, Giám đốc Sở GTVT. Vì thế, công tác này ở Hà Tĩnh đã có chuyển biến rõ rệt. “Một khi cả hệ thống chính trị vào cuộc thì không có gì là không làm được”- ông Huyện nhấn mạnh.

Không ít chủ của xe quá tải là những người có “vai vế”. Khi làm triệt để như vậy ông có bị can thiệp?

Nói không có sự can thiệp là không đúng, nhưng tình trạng ấy đã giảm rất nhiều rồi. Sự thành công của chiến dịch đã làm chuyển biến về nhận thức không chỉ của doanh nghiệp, lái xe mà ngay cả lãnh đạo địa phương. Họ đã hiểu ra rằng, làm một con đường tốn biết bao nhiêu tiền của, nếu không biết giữ gìn, sử dụng hợp lý, hiệu quả thì sẽ phung phí tiền của như thế nào. Từ chuyển biến ấy người ta mới quay sang ủng hộ, chỉ đạo xử lý xe quá tải.

Vừa qua, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã yêu cầu những người trúng cử thông qua thi tuyển các chức danh lãnh đạo cần kiểm điểm lại xem đã làm được gì so với chương trình hành động mà mình đã đưa ra khi ứng tuyển. Vậy trong hơn một năm nhậm chức Tổng cục trưởng, ông đã hiện thực hoá được bao nhiêu phần trăm theo lời hứa?

Nếu nói là bao nhiêu phần trăm thì hơi khó đo đếm, nhưng tất cả các lĩnh vực tôi hứa đều đã và đang được thực hiện. Như công tác thanh tra đã làm quyết liệt hay bảo trì trước đây rất phức tạp nhưng nay đã đưa cả công nghệ vào, đấu thầu bảo dưỡng thường xuyên đã thực hiện tốt, dự kiến hết 30/6 tất cả các Sở GTVT sẽ đấu thầu 100%. Các biện pháp bảo đảm ATGT hay sơn kẻ vạch đường, điều chỉnh biển báo tốc độ cũng làm triệt để. Việc liên quan đến xe giường nằm hoạt động ra sao để bảo đảm ATGT cũng được thực hiện hay việc tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp vận tải được tổ chức định kỳ, thường xuyên.

Đến nay việc nắm bắt thông tin về hệ thống giao thông, chất lượng đường sá cũng đã được thực hiện toàn diện. Về cải cách thủ tục hành chính, có ý kiến rằng, nếu cứ cải cách như thế thì sang năm không còn gì để cải cách nữa, nhưng tôi bảo vẫn cứ phải làm quyết liệt để rút ngắn tối đa thời gian, thủ tục cho người dân. Chẳng hạn như đổi bằng lái, trước đây mất tới hai tháng nay chỉ còn 5 ngày. Việc đổi GPLX đã nâng lên cấp độ 3, thiết bị giám sát hành trình đã bắt đầu phục vụ phạt nguội…

84

Thanh tra giao thông kiểm tra xe tải chở vật liệu của dự án BOT Hà Nội - Bắc Giang - Ảnh: Trần Duy

Ước mơ của ông Tổng cục trưởng

Ngồi chuyện trò với Tổng cục trưởng Huyện tôi chợt nhớ có lần Bộ trưởng Đinh La Thăng giới thiệu vui rằng, ông Tổng cục trưởng tên là Huyện, nhưng lại làm ở Trung ương. Hỏi về cái tên, ông cười: “Đó là chuyện ngẫu nhiên thôi. Thực ra lúc đầu tên của tôi là Ngọc. Gia đình tôi nhiều đời là thầy đồ nho nên đặt tên rất kỹ. Thế nhưng lúc bé, ở quê thường không gọi tên khai sinh mà thường gọi là thằng cu, cái hĩm. Các cụ ngày xưa đặt tên con nhưng chưa làm giấy khai sinh. Vì thế, khi trưởng thôn đến kê khai nhân khẩu, lúc ấy thì ông cụ nhà tôi không có nhà nên có hỏi bà cụ là tên tuổi các con thế nào thì bà không nhớ. Ông ấy mới bảo, thế bố tên là Tổng thì các con đặt là Tỉnh (anh trai ông Huyện hiện đang là Bí thư Thành ủy TP Ninh Bình - NV), Huyện. Thế là thành tên từ ấy”.

Chỉ trong buổi chiều muộn hôm ấy, ông Huyện cũng nói nhiều về giao thông đường bộ, về cuộc sống còn nhiều khó khăn của người công nhân làm đường; về ATGT; về những giải pháp giải quyết tắc đường, kẹt xe; về việc hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông vận tải…

Về cuối câu chuyện, ông Huyện nói rằng ông còn 7 năm nữa là đến tuổi nghỉ hưu. Hỏi ông, trong những năm tháng còn lại ông mong muốn sẽ để lại cho ngành GTVT điều gì? Trầm ngâm một lúc, ông bảo: “Tôi nghĩ là phải làm sao giảm tải cho giao thông đường bộ. Quan trọng nhất là phải có những tuyến cao tốc. Vì thế, mục tiêu phải có 2.500 km cao tốc rất quan trọng. Khi đó sẽ tăng được tốc độ, rút ngắn quãng đường, giảm giá thành vận tải. Đấy là mục tiêu quan trọng của ngành Giao thông. Để có nguồn vốn phải bán các công trình đi để có vốn đầu tư. Chẳng hạn từ nay đến năm 2020 mà không thông được cao tốc Hà Nội - Vinh sẽ rất khó khăn. Vì đời sống đi lên thì phương tiện cũng tăng theo. Thứ nữa tốc độ cũng phải tăng lên để đáp ứng yêu cầu”.

Chia tay Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Huyện chúng tôi tin lắm, mong lắm ước mơ của ông (và của tất cả chúng ta) sẽ sớm trở thành hiện thực.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.