• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Cục trưởng Hàng hải lý giải tai nạn Hàng hải gia tăng

21/10/2017, 21:28

Cục trưởng Cục Hàng hải Nguyễn Xuân Sang lý giải nguyên nhân vì sao TNGT hàng hải gia tăng trong 9 tháng đầu năm.

12

Cục trưởng Cục Hàng hải VN Nguyễn Xuân Sang 

Thông tin tại Hội nghị sơ kết công tác đảm bảo TTATGT, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng cho biết, 9 tháng đầu năm, toàn quốc xảy ra trên 14.300 vụ TNGT, làm chết trên 6.100 người, bị thương trên 11.700 người. So với cùng kỳ 2016, số vụ TNGT giảm 966 vụ, số người chết giảm 330 người, số người bị thương giảm 1.810 người.

Đáng lưu ý, trong lĩnh vực Hàng hải, TNGT lại tăng cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương. Cụ thể đã xảy ra 16 vụ, làm chết 12 người, bị thương 1 người. So với cùng kỳ năm 2016, tăng 2 vụ, tăng trên 14%, tăng 9 người chết bằng 300% và tăng 1 người bị thương.

Lý giải về nguyên nhân TNGT Hàng Hải tăng cao, ông Nguyễn Xuân Sang, Cục trưởng Cục Hàng hải VN cho biết, nguyên nhân là do một bộ phận thuyền viên, chủ yếu là tàu SB non yếu về trình độ chuyên môn và ý thức tổ chức kỷ luật.

"Đầu vào của các trường chuyên ngành giảm về số lượng đào tạo và chất lượng do ngành Hàng hải hiện không còn được hấp dẫn như trước đây. Bên cạnh đó, tuy là nghề nặng về thực hành nhưng lại thiếu nghiêm trọng tàu cho sinh viên thực tập do thiếu kinh phí đầu tư, sửa chữa, nâng cấp loại tàu này. Một số chủ tàu ít quan tâm đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn lẫn ý thức trách nhiệm thuyền viên" - ông Sang cho hay.

Nguyên nhân khác được ông Sang chỉ ra đó là còn tình trạng gian lận trong bố trí thuyền viên, có bằng nhưng không có người. Cục Hàng hải đã kiểm tra 100% các tàu biển trước khi rời cảng, đối chiếu bằng cấp với thuyền viên trên tàu và phối hợp với lực lượng bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển kiểm tra dọc đường nhưng vẫn để lọt thuyền viên không có bằng lên tàu.

"Mặc dù đã kiểm tra ngay trước khi tàu rời cảng nhưng khi cán bộ quay về, trong quá trình hành trình, thậm chí ra đến phao số 0 thì những thuyền viên có bằng quay trược trở lại đất liền, để một số thuyền viên không có bằng cấp lên tàu", ông Sang lý giải.

Cũng theo ông Sang, Cục Hàng hải VN đã triển khai một loạt giải pháp đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến pháp luật, phòng ngừa đâm va cho thuyền viên SB, tàu cá; tổ chức các hội thảo chuyên đề đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu tai nạn, đặc biệt là tai nạn liên quan đến tàu cá. Bên cạnh đó,  Cục cũng mở các chiến dịch kiểm tra tập trung, kiên quyết không cấp phép cho tàu rời cảng không đủ điều kiện an toàn kỹ thuật. Rà soát lại công tác tuyển sinh đào tạo các trường chuyên ngành Hàng Hải. Kiểm tra chặt chẽ việc bố trí thuyền viên trên tàu kể cả khi tàu đang trên hành trình. Triển khai ứng dụng công nghệ giám sát đối với phương tiện. 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.