• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

CSGT xử lý "ma men" lái xe, ai giám sát để ngăn chung chi, tiêu cực?

07/01/2020, 17:16

Đó là câu hỏi mà nhiều người đặt ra khi mức phạt hành vi uống rượu bia lái xe là rất nặng, người vi phạm sẵn sàng đưa tiền để được bỏ qua.

CSGT Hà Nội đo nồng độ cồn một tài xế ô tô

Xử mạnh tài xế “ma men”, giảm tai nạn nghiêm trọng từ rượu bia

Ngày 7/1, tại buổi phỏng vấn trực tuyến xử phạt tài xế vi phạm nồng độ cồn trên Vnexpress, Thượng tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng phòng Tuyên truyền, giải quyết TNGT, Cục CSGT cho biết, từ ngày 1-6/2020, thực hiện xử phạt vi phạm giao thông theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, lực lượng CSGT toàn quốc đã kiểm tra 25.345 trường hợp lái xe vi phạm giao thông, phạt hơn 23 tỷ đồng, tước 3.590 GPLX; riêng xử lý vi phạm nồng độ cồn là 2.673 trường hợp.

“Đây là quyết tâm lớn của CSGT vì nghị định vừa ban hành và có hiệu lực từ 1/1, lực lượng CSGT đã nhanh chóng triển khai trên toàn quốc một cách thống nhất”, ông Nhật nói.

Còn theo Thiếu tá Đào Việt Long, Phó trưởng phòng CSGT, Công an TP Hà Nội, khi đang làm nhiệm vụ, lực lượng CSGT vừa kiên quyết xử lý, vừa coi đây là hình thức tuyên truyền về vấn nạn TNGT, từ đó hình thành ý thức cho người dân.

“Khi ý thức người dân nâng cao, tai nạn sẽ giảm. Theo thống kê, số vụ tai nạn từ rượu bia rất nghiêm trọng đã không xảy ra trong thời gian đầu ra quân”, ông Nhật nói.

Quyết liệt xử nghiêm cả những trường hợp không hợp tác

Thượng tá Nhật nhìn nhận, quy định mới về xử lý vi phạm nồng độ cồn theo Luật Phòng chống tác hại rượu bia và Nghị định 100/2019/NĐ-CP được dư luận và người tham gia giao thông ủng hộ. Tuy nhiên, khi thực hiện chuyên đề xử lý vi phạm liên quan tới rượu bia, lực lượng CSGT cũng gặp không ít trường hợp không hợp tác.

Với những trường hợp không hợp tác, lực lượng CSGT bám chặt vào hướng dẫn của Bộ Công an. Theo như được tập huấn, lực lượng giữ khoảng cách an toàn, ra tín hiệu còi gậy để dừng xe. Nếu xe đó không giảm tốc độ, quay đầu hoặc cố tình đâm thẳng, CSGT sẽ ghi lại đặc điểm phương tiện, thông báo cho chốt liền kề, tổ chức dừng xe ở chốt khác.

Đồng thời, Phòng CSGT có hệ thống camera có thể phạt nguội đối với các vi phạm. Với những trường hợp không mở cửa xe, lực lượng CSGT sẽ vận động quần chúng, tìm cách tiếp cận với lái xe và dùng công cụ hỗ trợ loa.

Thậm chí, CSGT có thể tổ chức xác minh nóng với người không chấp hành, nắm thông tin cơ bản của họ và phối hợp với cơ quan địa phương, liên hệ với người thân để liên lạc với người trong xe

Giám sát chặt lực lượng làm nhiệm vụ TTKS

Trước một số ý kiến lo ngại về việc tăng mức xử lý vi phạm rượu bia theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP dễ rất đến tình trạng chung chi, tiêu cực của lực lượng làm nhiệm vụ TTKS, xử lý vi phạm, Thượng tá Nhật cho biết, trong tháng 12, Bộ trưởng Công an đã ban hành quy chế yêu cầu cảnh sát thông tin đầy đủ đến người dân các tuyến đường tuần tra kiểm soát, chúng tôi cũng có thể giám sát trực tiếp hay qua phương tiện thông tin đại chúng hay ghi hình ảnh ghi âm theo quy định.

“Đầu năm 2019, Bộ trưởng Công an đã có quy định phòng ngừa xảy ra tiêu cực trong lực lượng công an, mỗi cảnh sát đều học về ứng xử để đảm bảo ứng xử với người dân có văn hóa. Tuần qua, Cục CSGT đã có chỉ đạo, ghi hình qua camera trong xử phạt nồng độ cồn để người vi phạm không có hành vi chống đối người thực thi và cũng để giám sát lực lượng làm nhiệm vụ”, Thượng tá Nhật thông tin.

Về vấn đề này, Thiếu tá Long cho biết thêm, người vi phạm luôn tìm cách thỏa thuận với lực lượng CSGT. “Nhưng trong đợt ra quân này, tôi khẳng định không có chuyện này. Với những người đã bị tổ chuyên đề của CSGT xử lý, in kết quả đo nồng độ cồn và lập biên bản thì những trường hợp này rất rõ ràng. Chúng tôi sẽ xử lý đúng người đúng hành vi”, Thiếu tá Long khẳng định.

Về ý kiến tranh cãi xung quanh việc ăn hoa quả cũng có thể thổi ra nồng độ cồn, Thiếu tá Long cho biết, để xử lý vi phạm, ngoài lập biên bản, lực lượng CSGT sẽ mời người vi phạm về trụ sở để làm rõ. Với những người có phản hồi lại, chúng tôi sẽ nhờ những lực lượng chuyên môn khác để làm rõ và chứng minh. “Chúng tôi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, với tinh thần trách nhiệm đảm bảo ATGT”, ông Long nói.

Theo ông Long, hiện, 84 trường hợp xử lý vi phạm nồng độ cồn ở Hà Nội từ ngày 1/1/2020 đến nay, biên bản đều thể hiện rất rõ. Có 14 trường hợp bị phạt kịch khung vì nồng độ cồn cao, nhưng chưa có trường hợp nào khiếu nại việc bị phạt vì ăn hoa quả, uống siro.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.