Xã hội

Covid-19 ngày 4/3: Cả nước có 125.587 ca nhiễm mới, Hà Nội 21.395 ca

04/03/2022, 18:30

Tình hình Covid-19 mới nhất hôm nay 4/3: Tính đến 16h ngày 4/3, cả nước ghi nhận 125.587 ca nhiễm mới, riêng Hà Nội có 21.395 ca.

Tin tức Covid-19 mới nhất hôm nay

Tin tức mới nhất liên quan tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam, chiều 4/3, Bộ Y tế cho biết, tính từ 16h ngày 3/3 đến 16h ngày 4/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 125.587 ca nhiễm mới, trong đó 19 ca nhập cảnh và 125.568 ca ghi nhận trong nước (tăng 6.788 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 79.992 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận số lượng lớn ca bệnh: Hà Nội (21.395), Nghệ An (6.657), Bắc Ninh (6.011), Sơn La (4.182), Quảng Ninh (3.919), Nam Định (3.870), Hưng Yên (3.702), Lạng Sơn (3.335), Phú Thọ (3.288), Bình Dương (3.201), TP. Hồ Chí Minh (3.070), Vĩnh Phúc (2.814), Thái Nguyên (2.670), Bắc Giang (2.653), Lai Châu (2.637), Hòa Bình (2.593), Tuyên Quang (2.582), Đắk Lắk (2.560), Ninh Bình (2.405), Yên Bái (2.385), Hải Dương (2.317), Quảng Bình (2.305), Cao Bằng (2.159), Khánh Hòa (2.142), Thái Bình (2.138), Hà Giang (2.124), Lào Cai (1.984), Bình Phước (1.958), Hà Nam (1.896), Điện Biên (1.806), Bình Định (1.703), Đà Nẵng (1.689), Cà Mau (1.608), Gia Lai (1.276), Thanh Hóa (1.128), Quảng Trị (1.110), Lâm Đồng (1.088), Bà Rịa - Vũng Tàu (1.067)...

Ngày 4/3/2022, Sở Y tế Bắc Ninh đăng ký bổ sung 29.074 ca và Sở Y tế Quảng Ninh đăng ký bổ sung 18.970 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 101.812 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 4.059.262 ca nhiễm, đứng thứ 30/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 142/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 41.093 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 4.051.832 ca, trong đó có 2.586.619 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này là TP.HCM (545.057), Hà Nội (340.443), Bình Dương (304.810), Đồng Nai (119.444), Tây Ninh (102.004).

Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 38.911 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.589.436 ca.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.246 ca.

Số bệnh nhân tử vong: Từ 17h30 ngày 3/3 đến 17h30 ngày 4/3 ghi nhận 97 ca tử vong tại: Hà Nội (18), Nam Định (14 ca trong 2 ngày), Quảng Nam (9), Nghệ An (6), Thái Nguyên (6), Đà Nẵng (5), Hà Giang (3), Quảng Bình (3), Bình Phước (2), Bình Thuận (2), Đắk Lắk (2), Đồng Tháp (2), Gia Lai (2), Hòa Bình (2), Kiên Giang (2), Lào Cai (2), Phú Thọ (2), Quảng Ninh (2), Tây Ninh (2), TP. Hồ Chí Minh (2), An Giang (1), Bắc Ninh (1), Bình Dương (1), Cà Mau (1), Cao Bằng (1), Đắk Nông (1), Hậu Giang (1), Ninh Bình (1), Yên Bái (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 97 ca.

Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 40.644 ca, chiếm tỷ lệ 1% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.

So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Trong ngày 3/3 có 645.805 liều vaccine phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều đã được tiêm là 196.320.242 liều.

Trong đó: Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 179.519.139 liều: Mũi 1 là 70.803.561 liều; Mũi 2 là 67.534.637 liều; Mũi 3 là 1.448.003 liều; Mũi bổ sung là 14.122.259 liều; Mũi nhắc lại là 25.610.679liều. + Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 16.801.103 liều: Mũi 1 là 8.634.244 liều; Mũi 2 là 8.166.859 liều.

img

Cả nước có 3.840 bệnh nhân nặng đang điều trị. (Ảnh minh họa)

Chủng Omicron có tốc độ lây lan gấp 5 lần so với chủng ban đầu

Chiều 3/3, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã trả lời báo chí liên quan đến công tác phòng, chống dịch Covid-19 ở nước ta hiện nay.

img

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên

Về vấn đề dự báo tình hình dịch Covid-19 nước ta trong thời gian tới, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho biết, từ khi dịch Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam thì đến nay đã có tới 3 chủng của virus lây lan.

Tại đợt dịch lần thứ 4 bùng phát tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam thì chủng Delta "xâm chiếm", có tốc độ lây lan gấp 3 lần so với chủng ban đầu.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên thông tin tiếp, đến thời điểm hiện nay thì chủng Omicron lại có tốc độ lây lan gấp 2 lần so với chủng Dela.

"Như vậy, chủng Omicron có tốc độ lây lan gấp 5 lần so với chủng ban đầu", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nêu ra việc người dân hiện đang có tâm lý chủ quan khiến số lượng F0 tăng cao trong suốt thời qua.

Đặc biệt, Thứ trưởng Bộ Y tế thông tin, Tổ chức Y tế thế giới đưa ra nhận định vào ngày 14/2 vừa qua thì thời điểm này còn quá sớm để coi Covid-19 như là bệnh cúm mùa.

Tổ chức Y tế thế giới có ý kiến về việc biến chủng Omicron đang lây lan rất nhanh nên năm 2022 tình hình dịch còn diễn biến phức tạp.

Bạc Liêu dừng đến trường đối với cấp mầm non và tiểu học

Ngày 4/3, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu - Lê Tấn Cận ký văn bản về việc tỉnh thống nhất điều chỉnh thời gian tổ chức dạy học trực tiếp cho học sinh.

Cụ thể, theo đề xuất của Sở Giáo dục - Khoa học và Công nghệ (GD-KH&CN) tỉnh Bạc Liêu, cho dừng đến trường đối với cấp mầm non và tiểu học từ ngày 7/3, cho đến khi có thông báo mới.

img

Cấp mầm non và tiểu học ở Bạc Liêu dừng đến trường từ ngày 7/3/2022 cho đến khi có thông báo mới.

Đồng thời, tiếp tục dạy dạy học trực tuyến kết hợp với dạy trên truyền hình và các hình thức khác đối với học sinh tiểu học.

Song song đó, vẫn tiếp tục duy trì hoạt động dạy học trực tiếp đối với cấp THCS, THPT và Giáo dục thường xuyên.

Đối với học sinh là F0, nhà trường phân công giáo viên hướng dẫn học sinh học trực tuyến tại nhà; trường hợp lớp học có từ 50% học sinh là F1 trở lên thì cho lớp đó nghỉ và dạy trực tuyến trong một tuần. Sau đó, học sinh F1 test nhanh âm tính thì cho học trực tiếp trở lại.

Đối với cơ sở giáo dục có giáo viên bộ môn là F0, F1, kkhông đảm bảo nhân lực để dạy trực tiếp thì tổ chức dạy trực tuyến đối với môn học đó.

Khi trường học có từ 50% số lớp dạy trực tuyến thì tổ chức dạy trực tuyến cho tất cả cả lớp.

Theo lãnh đạo Sở GD, KH&CN Bạc Liêu, từ ngày 7/2 đến nay có hơn 1.000 ca mắc Covid-19 là giáo viên và học sinh. Tỷ lệ học sinh đến trường học vẫn chưa đạt được 100%.

“Phụ huynh còn ngại dịch bệnh chưa đưa học sinh đi học, một số học sinh bệnh thông thường, bận việc gia đình; học sinh F0 đang điều trị, học sinh F1 theo dõi sức khỏe tại nhà…”, Sở GD-KH&CN Bạc Liêu nêu nguyên nhân.

Qua hơn 2 tuần học trực tiếp, có xuất hiện giáo viên và học sinh là F0. Tuy nhiên, ngành luôn chủ động trong mọi tình huống, nếu dịch diễn biến phức tạp ở lớp nào, trường nào thì chuyển sang học trực tuyến để đảm bảo kế hoạch năm học đúng tiến độ đề ra.

img

Các em học sinh đến điểm test nhanh miễn phí tại Trung tâm Văn hóa, Thể theo – Học tập cộng đồng phường 8, TP Cà Mau. Ảnh: Anh Minh

Cà Mau: Cấp THCS và THPT kết thúc học kỳ 2 trước ngày 15/6

Trong khi đó, theo Sở GD-ĐT tỉnh Cà Mau do ảnh hưởng của dịch Covid-19, để đảm bảo dung lượng thực học, thời gian chương trình học theo quy định của ngành giáo dục cũng như chất lượng học đường, Sở có văn bản trình UBND tỉnh về thay đổi khung thời gian học kỳ 2 năm học 2021 - 2022.

Sau đó, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành quyết định điều chỉnh thời gian học kỳ 2 năm học 2021-2022 đối với các cấp học trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Cụ thể: Giáo dục mầm non sẽ kéo dài đến 30/7/2022 (trước đó quy định đến ngày 20/5/2022).

Đối với lớp 1, lớp 2 kết thúc trước ngày 30/7/2022; lớp 3, lớp 4 và lớp 5 kết thúc học kỳ 2 trước ngày 15/7/2022 (trước đó quy định đến 21/5/2022).

Cấp THCS và THPT kết thúc học kỳ 2 trước ngày 15/6/2022 (trước đó quy định đến ngày 21/5/2022). Giáo dục thường xuyên kết thúc trước 31/5/2022 (trước đó quy định đến 7/5/2022).

Các cấp học kết thúc và tổ chức tổng kết năm học 2021-2022 trước ngày quy định kéo dài thời gian nêu trên.

F0 tăng cao nhưng không quá lo lắng

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 3/3, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, chúng ta không quá lo lắng trước số ca mắc Covid-19 đang tăng cao bởi Việt Nam là 10 nước đứng đầu thế giới có tỷ lệ bao phủ vaccine. Bên cạnh đó, trên thế giới đưa ra một số thuốc vào điều trị người mắc Covid-19, Việt Nam cũng đã cấp phép cho 3 loại thuốc trong điều trị và hiện Bộ Y tế đang làm việc với một số hãng dược trên thế giới để đưa thuốc vào Việt Nam.

Ngoài ra, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cũng cho rằng, hơn 2 năm qua chúng ta đã có kinh nghiệm phòng, chống dịch tại Sơn Lôi (Vĩnh Phúc); Bắc Ninh; Bắc Giang; TP.HCM hay Trúc Bạch (Hà Nội)… cũng như cơ bản nắm được đặc tính của virus SARS-CoV-2.

Khi F0 tăng cao thì các địa phương căn cứ vào đó để đánh giá cấp độ dịch; nâng cao ý thức cho người dân; tham gia tích cực về công tác tiêm chủng; có hướng dẫn, tuân thủ việc dùng thuốc trong điều trị.

Trả lời về vấn đề giá kit xét nghiệm Covid-19 tăng trong thời gian qua, thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho biết, khi xuất hiện chủng Omicron khiến lượng F0 tăng cao dẫn đến nhu cầu người dân cũng tăng theo, trong khi đó cung chưa đáp ứng đủ cầu nên dẫn đến giá tăng mạnh.

Khi nhận thấy tình hình trên, Bộ Y tế đã họp với các bộ, ngành có liên quan bàn về vấn đề này; đồng thời họp với khoảng 100 đơn vị sản xuất, cung ứng sản phẩm này nhằm đáp ứng đủ nguồn cung.

Bên cạnh đó, Bộ cũng có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra việc “găm hàng, tăng giá”, yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh công khai giá bán buôn, bán lẻ…

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cũng lưu ý đối với người dân: "Người dân chỉ nên mua kit test nhanh Covid-19 khi cần, dùng đến đâu mua đến đó".

Đối với việc công bố số lượng F0 mỗi ngày, người phát ngôn Bộ Y tế tại buổi họp báo cho biết: "Trước diễn biến chủng mới Omicron, việc thống kê F0 vẫn phải làm bình thường nhằm phục vụ công tác nghiên cứu, dự báo".

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.