Xã hội

Covid-19 ngày 28/12: Tin mới nhất về ca nhiễm biến thể Omicron ở Việt Nam

28/12/2021, 18:00

Covid-19 ngày 28/12: Thông tin từ bệnh viện cho biết, bệnh nhân hiện ổn định, chưa có biểu hiện triệu chứng lâm sàng.

Tin tức Covid-19 mới nhất hôm nay

Liên quan đến bệnh nhân COVID-19 đầu tiên tại Việt Nam nhiễm biến chủng Omicron là người nhập cảnh, Bộ Y tế công bố trưa ngày 28/12, Báo Sức khỏe và Đời sống dẫn trao đổi với GS.TS Phan Trọng Lân - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế vào tối cùng ngày cho biết, bệnh nhân này đã được cách ly, quản lý kịp thời ngay từ khi nhập cảnh. Hiện tại, bệnh nhân được cách ly tại phòng riêng biệt và điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế, không có biểu hiện lây lan ra cộng đồng.

Được biết, có 165 người đi cùng chuyến bay với bệnh nhân COVID-19 nhiễm biến chủng Omicron đầu tiên tại Việt Nam. Tuy nhiên, tất cả đều đã được cách ly tập trung theo quy định.

"165 người đi cùng chuyến bay với bệnh nhân này cũng đã được cách ly tập trung theo quy định. Trong số này chủ yếu là người ở Hà Nội và 3 địa phương khác. Bộ Y tế đã có công điện gửi các địa phương có người đi cùng chuyến bay để thực hiện quản lý theo quy định. Như vậy đến thời điểm này đây là ca bệnh xâm nhập. Với các biện pháp quản lý người nhập cảnh thì không có khả năng lây lan ra cộng đồng"- GS.TS Phan Trọng Lân thông tin.

Cũng theo GS. Lân trong nước đã triển khai hệ thống giám sát các trường hợp mắc COVID-19 bất thường, các trường hợp hội chứng cúm lây lan nhanh hay có thể nặng biến đổi bất thường để chuyển về các Viện Pasteur/ Viện Vệ sinh dịch tễ để giải trình tự gen để phát hiện biến chủng Omicron.

Thông tin từ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 chiều tối ngày 28/12 cho biết thêm tình trạng sức khỏe của bệnh nhân COVID-19 đầu tiên nhiễm biến chủng Omicron hiện ổn định, chưa có biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Chẩn đoán COVID-19 không triệu chứng, nguy cơ thấp

Cả nước có 14.440 ca mới, Hà Nội nhiều nhất 1.920 ca

Tính từ 16h ngày 27/12 đến 16h ngày 28/12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 14.440 ca nhiễm mới, trong đó 19 ca nhập cảnh và 14.421 ca ghi nhận trong nước (giảm 446 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố (có 9.305 ca trong cộng đồng).

Cụ thể, Hà Nội (1.920), Tây Ninh (923), Vĩnh Long (911), Khánh Hòa (790), Cần Thơ (763), TP. Hồ Chí Minh (671), Đồng Tháp (610), Hải Phòng (597), Trà Vinh (585), Bạc Liêu (485), Bình Định (436), Bắc Ninh (434), Lâm Đồng (365), Thừa Thiên Huế (362), Thanh Hóa (346), Bình Thuận (286), Hải Dương (260), Kiên Giang (250), Sóc Trăng (229), Hưng Yên (195), An Giang (191), Tiền Giang (188), Cà Mau (184), Quảng Ninh (182), Hà Giang (140), Quảng Ngãi (140), Đà Nẵng (135), Gia Lai (128), Đồng Nai (124), Bình Dương (109), Vĩnh Phúc (97), Hà Nam (96), Hậu Giang (95), Nam Định (85), Quảng Nam (82), Nghệ An (79), Bến Tre (72), Đắk Lắk (60), Lạng Sơn (59), Thái Bình (59), Phú Thọ (57), Long An (57), Kon Tum (52), Sơn La (51), Quảng Trị (50), Hòa Bình (50), Thái Nguyên (48), Đắk Nông (47), Ninh Thuận (47), Cao Bằng (44), Bắc Giang (43), Tuyên Quang (25), Bình Phước (24), Quảng Bình (23), Lào Cai (18), Yên Bái (18), Phú Yên (15), Lai Châu (12), Hà Tĩnh (8 ), Bắc Kạn (5), Điện Biên (4).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hải Phòng (-334), Cà Mau (-249), Bến Tre (-209).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hải Dương (+260), Bình Thuận (+146), TP. Hồ Chí Minh (+111).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 15.580 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.680.985 ca nhiễm, đứng thứ 31/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 17.042 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.675.321 ca, trong đó có 1.261.465 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 4.668 ca

Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.264.282 ca

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.103 ca; trong đó, thở ô xy qua mặt nạ: 5.013 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.065 ca; Thở máy không xâm lấn: 204 ca; Thở máy xâm lấn: 802 ca; ECMO: 19 ca

Cả nước có 214 ca tử vong

Từ 17h30 ngày 27/12 đến 17h30 ngày 28/12 ghi nhận 214 ca tử vong. Cụ thể, tại TP. Hồ Chí Minh (35); trong đó có 6 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: An Giang (1), Tiền Giang (1), Long An (1), Bình Dương (1), Phú Yên (1), Tây Ninh (1).

Tại các tỉnh, thành phố khác: An Giang (15), Tây Ninh (15), Vĩnh Long (15), Đồng Tháp (14), Tiền Giang (14), Đồng Nai (13), Kiên Giang (12), Cần Thơ (12), Sóc Trăng (12), Hà Nội (11), Bình Dương (8 ), Long An (7), Bến Tre (7), Bình Phước (4), Bình Thuận (4), Hậu Giang (4), Cà Mau (4), Trà Vinh (4), Hải Phòng (1), Lạng Sơn (1), Khánh Hòa (1), Bạc Liêu (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 227 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 31.632 ca, chiếm tỷ lệ 1,9% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 27/234 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 131/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49 (xếp thứ 4 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 26/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 29.990.947 mẫu tương đương 73.996.693 lượt người, tăng 93.091 mẫu so với ngày trước đó.

Trong ngày 27/12 có 891.311 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 147.271.054 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 77.262.656 liều, tiêm mũi 2 là 66.866.022 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vắc xin Abdala) là 3.142.376 liều.

Việt Nam phát hiện ca nhiễm Omicron đầu tiên

Trưa 28/12, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, một người về từ Anh 9 hôm trước, cách ly tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, được xác định nhiễm biến chủng Omicron. Đây là trường hợp nhiễm Omicron đầu tiên Việt Nam ghi nhận.

img

Việt Nam đang triển khai nhanh tiêm vaccine để tăng độ bao phủ mũi hai và tiêm nhắc mũi 3. Ảnh: VNE

Người này nhập cảnh sân bay Nội Bài (Hà Nội) hôm 19/12, test nhanh dương tính với nCoV, được đưa bằng xe chuyên dụng về khu cách ly của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Do người này có yếu tố dịch tễ trở về từ Anh nên bệnh viện giải trình tự gene mẫu bệnh phẩm hôm 20/12 và 21/12 - kết quả xác định nhiễm biến chủng Omicron (B.1.1.529).

Giữa tháng 12, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương rà soát người nhập cảnh từ 28/11, xét nghiệm dương tính với nCoV, lấy mẫu để giải trình tự gene virus xác định biến chủng, giám sát và phòng chống. Nếu ghi nhận người dương tính với chủng này, các tỉnh tiếp tục rà soát, lấy mẫu xét nghiệm người tiếp xúc gần, gửi các Viện Vệ sinh dịch tễ hoặc Pasteur để xét nghiệm, giải trình tự gene virus.

Các địa phương cũng được khuyến cáo tăng cường giám sát ca bệnh có diễn biến, đặc điểm bất thường, phối hợp Viện Vệ sinh Dịch tễ hoặc Pasteur lấy mẫu giám sát, phát hiện sớm các ổ dịch, chùm ca bệnh.

Bộ Y tế nhắc nhở các Viện Vệ sinh Dịch tễ, Viện Pasteur tập huấn về bảo quản, điều tra, vận chuyển mẫu dương tính cho nhân viên y tế; tiếp nhận các mẫu bệnh phẩm nghi ngờ, có nguy cơ mắc biến thể Omicron để giải trình tự gene virus. Kết quả giải trình tự gene được cập nhật lên Global Science Initiative and Primary Source (GISAID - Nền tảng chia sẻ dữ liệu gên virus cúm và virus Corona gây đại dịch Covid-19) để chia sẻ và tiếp nhận thông tin về các biến chủng.

Biến chủng Omicron được ghi nhận đầu tiên tại Nam Phi vào cuối tháng 11, được cho là tốc độ lây nhiễm nhanh hơn chủng Delta và có thể lẩn tránh vaccine. Đến nay, biến chủng này đã xuất hiện ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới như Mỹ, Anh, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Ấn Độ... Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xác định đây là biến chủng đáng lo ngại do gây ra sự thay đổi bất lợi trong dịch tễ học Covid-19, nhiều khả năng Omicron sẽ lây lan ở mức độ toàn cầu.

Ngày 27/12, cả nước ghi nhận 14.872 ca nhiễm mới

Tính từ 16h ngày 26/12 đến 16h ngày 27/12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 14.872 ca nhiễm mới, trong đó 5 ca nhập cảnh và 14.867 ca ghi nhận trong nước (giảm 315 ca so với ngày trước đó) tại 59 tỉnh, thành phố (có 10.418 ca trong cộng đồng).

img

Tin tức Covid-19 liên tục được cập nhật trên Báo Giao thông ngày 28/12/2021.

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (1.948), Tây Ninh (943), Hải Phòng (931), Vĩnh Long (892), Khánh Hòa (791), Cần Thơ (711), Đồng Tháp (701), Bạc Liêu (595), TP. Hồ Chí Minh (560), Trà Vinh (544), Bình Định (501), Cà Mau (433), Thừa Thiên Huế (381), Bắc Ninh (326), Bến Tre (281), Lâm Đồng (263), Thanh Hóa (249), Hưng Yên (234), Sóc Trăng (223), Đồng Nai (216), An Giang (213), Kiên Giang (204), Quảng Ngãi (201), Bà Rịa - Vũng Tàu (162), Bình Thuận (140), Gia Lai (136), Đắk Lắk (134), Tiền Giang (134), Sơn La (126), Hà Giang (122), Phú Yên (112), Quảng Ninh (103), Đắk Nông (98), Hà Nam (98), Quảng Nam (96), Nghệ An (93), Đà Nẵng (86), Vĩnh Phúc (85), Nam Định (78), Bình Dương (77), Hậu Giang (63), Thái Nguyên (59), Ninh Thuận (56), Quảng Trị (53), Phú Thọ (50), Hòa Bình (45), Long An (45), Thái Bình (42), Bắc Giang (40), Bình Phước (30), Tuyên Quang (28), Kon Tum (24), Cao Bằng (22), Yên Bái (21), Lào Cai (19), Hà Tĩnh (18), Quảng Bình (14), Điện Biên (9), Lai Châu (8).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bình Định (-299), Bình Dương (-153), Bến Tre (-149).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hải Phòng (+664), Phú Yên (+110), Sơn La (+107).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 15.851 ca/ngày.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam: Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.666.545 ca nhiễm, đứng thứ 31/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 16.900 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): + Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.660.900 ca, trong đó có 1.256.797 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 1 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (500.617), Bình Dương (290.240), Đồng Nai (97.043), Tây Ninh (71.537), Đồng Tháp (41.816).

Số bệnh nhân khỏi bệnh: - Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 11.374 ca - Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.259.614 ca.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.636 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 5.378 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.178 ca; Thở máy không xâm lấn: 156 ca; Thở máy xâm lấn: 905 ca; ECMO: 19 ca.

Số bệnh nhân tử vong: Từ 17h30 ngày 26/12 đến 17h30 ngày 27/12 ghi nhận 204 ca tử vong tại: Tại TP. Hồ Chí Minh (30) trong đó có 6 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Đồng Nai (2), Tiền Giang (2), Long An (1), Đồng Tháp (1).

Tại các tỉnh, thành phố khác: An Giang (22), Đồng Nai (17), Bình Dương (15), Tây Ninh (14), Sóc Trăng (13), Tiền Giang (13), Vĩnh Long (12), Kiên Giang (12), Bà Rịa - Vũng tàu (11), Cần Thơ (11), Bến Tre (8 ), Cà Mau (7), Bạc Liêu (6), Khánh Hoà (3), Bình Thuận (3), Trà Vinh (3), Quảng Nam (1), Bình Định (1), Nghệ An (1), Đắk Lắk (1). - Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 232 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 31.418 ca, chiếm tỷ lệ 1,9% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 27/234 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 131/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49 (xếp thứ 4 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 26/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 29.897.856 mẫu cho 73.996.693 lượt người. Trong ngày 26/12 có 725.301 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm.

Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 146.335.052 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 77.138.616 liều, tiêm mũi 2 là 66.402.056 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vắc xin Abdala) là 2.794.380 liều.

img

Với ca bệnh nghi ngờ, ca bệnh xác định nhiễm Covid-19 cần được phân loại, đánh giá nguy cơ, chẩn đoán, đánh giá mức độ lâm sàng để phân luồng, chuyển tuyến, tiếp nhận, điều trị kịp thời..

Hà Nội: Yêu cầu tất cả bệnh viện không được từ chối bệnh nhân Covid-19 nặng

Sở Y tế Hà Nội đã có văn bản 23401/SYT-NVY ngày 26/12 chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh trong và ngoài công lập triển khai các giải pháp giảm tử vong do Covid-19.

Trước hết, với ca bệnh nghi ngờ, ca bệnh xác định nhiễm Covid-19 cần được phân loại, đánh giá nguy cơ, chẩn đoán, đánh giá mức độ lâm sàng để phân luồng, chuyển tuyến, tiếp nhận, điều trị kịp thời.

Người bệnh đến khám chữa bệnh phải được sàng lọc kỹ, đặc biệt lưu ý hỏi về lịch sử tiêm chủng vắc xin Covid-19 (100% đối với người bệnh phải nhập viện, ghi nhận tại phiếu khám vào viện). Các cơ sở khám chữa bệnh sắp xếp luồng di chuyển, khu vực khám, buồng bệnh ưu tiên để bảo vệ nhóm nguy cơ cao: người trên 50 tuổi, mắc bệnh nền, chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đủ mũi vắc xin phòng Covid-19.

Mỗi cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 sẵn sàng điều trị 2 tầng để xử trí cấp cứu, điều trị người bệnh Covid-19 chuyển độ. Việc tiếp nhận bệnh nhân nặng, nguy kịch yêu cầu tất cả các bệnh viện không được từ chối, đảm bảo người bệnh được chuyển đến cấp cứu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gần nhất, sau khi ổn định, bệnh viện thực hiện khám, phân loại mức độ bệnh, đánh giá nguy cơ để phân luồng đến nơi điều trị phù hợp.

Các cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 cung ứng đầy đủ thuốc, vật tư tiêu hao, trang thiết bị, trang phục phòng hộ cá nhân; rà soát lại cơ sở hạ tầng, hệ thống oxy (bình, bồn, chai, thiết bị phụ trợ) bảo đảm tồn trữ và cung cấp oxy y tế cho người bệnh từ tuyến cơ sở đến các bệnh viện theo phân tầng điều trị.

Trước đó, ngày 16/12, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, bệnh viện trực thuộc trường đại học, y tế bộ ngành yêu cầu triển khai các biện pháp giảm nguy cơ tử vong người bệnh Covid-19 tại các cơ sở khám chữa bệnh.

Trong đó nhấn mạnh, hiện chưa ghi nhận biến chủng Omicron tại Việt Nam, tuy nhiên nguy cơ xâm nhập và lây lan vào nước ta là rất lớn và cùng với các biến chủng đang lưu hành sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc Covid-19 ở người thuộc nhóm nguy cơ như người trên 50 tuổi, có bệnh nền, chưa được tiêm hoặc tiêm chủng chưa đầy đủ.

Vì vậy, việc quản lý, bảo vệ và phát hiện sớm người thuộc nhóm nguy cơ mắc Covid-19 để kịp thời theo dõi sức khỏe, điều trị sớm hạn chế tử vong là yêu cầu cấp thiết.

img

Muốn biết ca mắc thuộc biến chủng gì phải trải qua quy trình giải mã trình tự gen, không thể chỉ với xét nghiệm RT-PCR mà có thể xác định được.

Thông tin ca mắc ở TP.HCM mang biến thể Omicron là giả

Trước thông tin về một trường hợp có giấy xác nhận tái dương tính với SARS-CoV-2 và nhiễm biến thể Omicron được thực hiện tại Bệnh viện FV, ngày 27/12, Bệnh viện FV khẳng định đây là thông tin giả và sẽ khởi kiện người nào đã lan truyền thông tin và tài liệu giả mạo này.

Sáng 27/12, trên mạng xã hội Facebook lan truyền một bản chụp “Giấy xác nhận dương tính với SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật PCR” với nội dung thông tin bệnh nhân tên “Lê Hoàng Duy Khang”, thực hiện xét nghiệm ở Bệnh viện FV và cho kết quả: “Tái dương tính với biến thể SARS-COV2-OMICRON tại Khoa xét nghiệm bệnh viện FV”. Trên giấy này có sử dụng tên và con dấu của Bệnh viện FV.

Bệnh viện FV khẳng định đây là thông tin giả và sẽ khởi kiện những trường hợp cố tình tung thông tin này.Trong sáng 27/12, Bệnh viện FV đã báo cáo nhanh với Sở Y tế TP Hồ Chí Minh về sự việc này, khẳng định giấy xác nhận này là giả mạo, cả về hình thức lẫn nội dung.

Bệnh viện FV không cấp “Giấy xác nhận dương tính với COVID-19 bằng kỹ thuật PCR”, mà chỉ cấp “Giấy xác nhận âm tính với COVID-19 bằng kỹ thuật RT-PCR” có mã QR xác thực cho riêng từng mẫu xét nghiệm.

Theo Bệnh viện FV, trong giấy xác nhận dương tính với COVID-19 bằng kỹ thuật PCR giả mạo này còn thiếu và thừa nhiều thông tin không phù hợp với mẫu “Giấy xác nhận âm tính với COVID-19 bằng kỹ thuật PCR” của Bệnh viện. Hiện tại, Bệnh viện chưa có sinh phẩm (bộ kit) xét nghiệm tìm biến thể Omicron. Bên cạnh đó, trên hệ thống dữ liệu của Bệnh viện không có bệnh nhân nào tên là “Lê Hoàng Duy Khang”.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh, muốn biết ca mắc thuộc biến chủng gì phải trải qua quy trình giải mã trình tự gen, không thể chỉ với xét nghiệm RT-PCR mà có thể xác định được. Hiện ở khu vực phía Nam chỉ có Viện Pasteur thực hiện quy trình giải mã trình tự gien đối với mẫu bệnh phẩm COVID-19.

Còn theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, việc tạo dựng tài liệu giả và lan truyền thông tin giả mạo này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 của Thành phố mà còn gây hoang mang cho người dân.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.