• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Công nông và nỗi ám ảnh nơi bản làng

08/12/2015, 13:16

"Cũng biết là nguy hiểm, nhưng không dùng xe công nông, biết lấy gì để chở người nhà, chở phân bón lên rẫy...".

8
Công nông nghênh ngang chở hàng và người băng băng trên đường HCM qua Tây Nguyên

Vụ TNGT thảm khốc giữa xe tải và một xe công nông khiến 5 người tử vong và 7 người khác bị thương tại xã Ia Khươl (Chư Păh, Gia Lai) mới đây gióng lên hồi chuông cảnh báo về mức độ nguy hiểm của “hung thần” công nông, loại phương tiện vẫn tồn tại phổ biến tại các tỉnh Tây Nguyên...

Kỳ 1: Công nông “đại náo” quốc lộ

Ở Tây Nguyên, xe công nông ngoài chở vật liệu, hàng hóa còn là phương tiện được sử dụng để chở khách trên mọi địa hình, gây mất ATGT nghiêm trọng.

Chở hàng, kiêm chở khách

Các tỉnh Tây Nguyên đang vào vụ mùa thu hoạch cà phê. Vào sáng sớm và chiều tối, những chiếc xe công nông nghênh ngang chở hàng cùng người từ rẫy cà phê băng băng trên các tuyến đường. Không chỉ đường thôn mà ở cả các tuyến quốc lộ như: QL19, QL25, đường Hồ Chí Minh,... Đa phần những chiếc xe này là công nông đầu dọc, được “độ” chế và lắp thêm thùng để chở nhiều người ngồi sau.

Đơn cử đường Hồ Chí Minh đoạn qua huyện Chư Păh (Gia Lai), dù CSGT thường xuyên TTKS, nhưng loại xe này vẫn “mọc” ra từ các con đường nhỏ rồi băng qua trung tâm thị trấn, ngược theo quốc lộ để về nương rẫy. Có xe còn chở trên 10 người.

Theo số liệu thống kê mới nhất từ Phòng CSGT (Công an tỉnh Đắk Lắk), từ tháng 11/2014 - 8/2015 trên địa bàn xảy ra 25 vụ TNGT và va chạm liên quan đến xe công nông, làm chết 16 người, bị thương 17 người. So với cùng kỳ, số vụ tai nạn có người chết giảm nhưng lại tăng số vụ va chạm và số người bị thương.

Ngày 6/12, chúng tôi đóng vai người đi nhờ trên một chiếc công nông “3 không” (không đèn, không còi, không phản quang), chở nhiều người. Khi được hỏi, sao xe chở nhiều người thế? Một phụ nữ ngồi trên thùng xe trả lời: “Đi như thế này chở được nhiều người hơn xe máy. Mỗi người góp vài nghìn đồng là có tiền mua dầu để đi rồi. Đi như thế này vui lắm…!”.

Tiếp tục vẫy một xe công nông khác, chúng tôi hỏi: “Đi xe công nông không sợ công an phạt à?” Người trên xe nói: “Mình từ trước đến giờ vẫn đi mà. Công an bắt làm gì chứ? Bắt mình cũng không có tiền nộp phạt đâu…!”.

Trao đổi với một chiến sỹ CSGT đang làm nhiệm vụ, anh than thở: “Khó lắm. Phạt thì phạt được nhưng bà con đồng bào nghèo, lấy tiền đâu mà nộp? Giữ xe được vài bữa rồi bà con không có phương tiện đi làm ăn, tính thế nào cho được? Đành phải nhắc nhở rồi trả về, phạt cũng như không”.

Trên QL19 đoạn qua trung tâm thị trấn Đắk Đoa - nơi lượng xe công nông nhiều nhất tỉnh Gia Lai, chúng tôi quan sát có hàng trăm xe qua lại thị trấn vào các buổi sáng và cuối ngày. Nhiều người dân ở Đắk Đoa cho biết, do nương rẫy và nhà ở cách xa nhau nên hàng ngày người dân ở các làng vẫn phải chạy xe công nông chuyên chở phân bón, dụng cụ lao động và cả người băng qua quốc lộ để đi rẫy. “Mình sắm xe công nông đi làm mấy năm rồi, mấy lần bị công an phạt. Cũng biết là nguy hiểm, nhưng không dùng xe công nông, biết lấy gì để chở người nhà, chở phân bón lên rẫy”, anh Siu Quyn nói.

Dọc đường Hồ Chí Minh từ trung tâm TP Pleiku về huyện Chư Pứh - giáp ranh tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk, tuyến đường này hiện đã được mở rộng, kẻ vạch sơn và thảm nhựa láng bóng như dải lụa, nhưng thỉnh thoảng trên đường lại xuất hiện bất thình lình những chiếc công nông đầu dọc, lầm lì từ trong rẫy cà phê băng qua đường. Anh Nguyễn Văn Hùng, lái xe khách tuyến Hồ Chí Minh - Kon Tum lắc đầu: “Vào thời điểm chiều tối, nhập nhoạng, đoạn từ huyện Chư Pưh về huyện Chư Sê, xe công nông chạy đầy quốc lộ. Nhiều khi xe đang chạy nhanh phải phanh gấp vì từ trong ngõ, một chiếc công nông lù lù chạy ra. Vào ban đêm, người ngồi trên công nông rọi đèn pha để chạy xe...

Công nông là... đầu cơ nghiệp

Không chỉ Gia Lai, ghi nhận của Báo Giao thông tại Đắk Lắk, bắt đầu từ 6h, hàng trăm xe công nông (có cả xe được phép lưu thông và xe “độ” chế) từ các hướng tấp nập đổ ra đường Hồ Chí Minh. Hàng đoàn công nông nổ máy inh ỏi, chở đầy người, nối đuôi nhau khiến giao thông phức tạp, hỗn loạn.

Anh Nguyễn Văn Bình, trú tại buôn Konex, xã Cuor Đăng, huyện Cư M’gar cho biết, mùa này, người dân đang thu hoạch cà phê nên số lượng xe công nông chạy rất nhiều.

Vào khoảng 16h ngày 3/12, chúng tôi tiếp tục ghi nhận tình trạng xe công nông “náo loạn” trên đường Hồ Chí Minh đoạn qua TX Buôn Hồ, huyện Krông Búk, huyện Ea H’leo. Tại đây, mức độ xe công nông lưu thông rất “nóng”, từng đoàn xe công nông chất đầy những bao cà phê và người ngồi nối đuôi chạy không ngớt.

Ông Y Trong, trú tại xã Cư Suê, huyện Krông Búk phân bua: “Không thể trách các phương tiện công nông lưu thông trên đường được, bởi xe công nông là “đầu cơ nghiệp” của người dân chúng tôi. Nương rẫy của người dân nằm rải rác trên các tuyến và đường đấu nối với quốc lộ, để tới rẫy thì xe phải lưu thông trên đường thôi. Chúng tôi biết, vận chuyển cồng kềnh và chở người là sai, nhưng không còn cách nào khác”.

Một CSGT đang làm nhiệm vụ trên đường Hồ Chí Minh đoạn qua huyện Chư Sê nói: “Vào thứ bảy, chủ nhật người dân ở một số làng theo đạo đi dự lễ rất nhiều. Nhiều gia đình không đi xe máy mà dùng công nông để chở người đến nhà thờ. Lúc chúng tôi phát hiện và yêu cầu xuống xe, nhắc nhở, họ chỉ gãi đầu cười. Thả đi được một đoạn, họ lại leo lên ngồi ”.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.