• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Cò xe, xã hội đen bủa vây trạm cân

23/04/2014, 06:50

Mặc dù Bộ GTVT đã yêu cầu các địa phương siết chặt cân tải trọng xe, xử lý nghiêm vi phạm, tuy nhiên, tại trạm cân trên QL5 địa bàn tỉnh Hải Dương hiện còn tồn tại nhiều bất cập ...

Chiếc xe duy nhất được dừng kiểm tra chiều 21/4 tại trạm cân Ba Hàng trên QL5 (Hải Dương)
Chiếc xe duy nhất được dừng kiểm tra chiều 21/4 tại trạm cân Ba Hàng trên QL5 (Hải Dương)

Trạm cân “buồn”, đường nhan nhản xe quá tải


Chiều 21/4, nhóm PV Báo Giao thông có mặt trên QL5 qua địa bàn tỉnh Hải Dương - một trong những điểm “nóng” về xe quá tải vượt trạm. Dọc tuyến từ TP Hải Dương về khu vực trạm cân đặt gần ngã ba Tiền Trung, nhiều xe tải, container chở hàng cồng kềnh, ì ạch chạy trên đường với những bánh xe phình to. Cách trạm cân 500m chiều Hải Phòng - Hà Nội, hàng chục chiếc xe quá tải đang “nằm phục” chờ cơ hội qua trạm.


Trái ngược với cảnh tấp nập trên đường, càng gần khu vực trạm cân, bóng dáng những chiếc xe quá tải thưa thớt hẳn. Tại Trạm cân Tiền Trung, hai chiến sĩ CSGT và một thanh tra viên ngồi đong đưa chiếc gậy một cách bình thản. Quan sát gần một giờ (từ 16h - 17h), PV nhận thấy không có một chiếc xe nào bị CSGT và TTGT yêu cầu dừng lại kiểm tra. 
 

Thượng tá Nguyễn Hữu Luyện, Phó trưởng Phòng 3-C67, Bộ Công an: 

Chủ hàng không thể vô can


Không chỉ xử nghiêm lái xe và những người có biểu hiện tiêu cực, tới đây cần phải mạnh tay với chủ hàng cố tình ép tài xế chở quá tải. Khoản 1, Điều 28, của Nghị định 71/CP đã quy định: Phạt tiền từ 500 - 1triệu đồng đối với cá nhân, từ 1 - 2 triệu đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi xếp hàng hóa lên xe ô tô vượt quá trọng tải thiết kế được ghi trong Giấy đăng ký xe hoặc Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe; xếp hàng hóa lên xe ô tô mà không ký xác nhận việc xếp hàng hóa vào Giấy vận tải theo quy định.

 

Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô VN: 

Chủ hàng tiếp tay lái xe quá tải

 
Bộ GTVT và các cơ quan chức năng phải đưa cả các chủ hàng vào “tầm ngắm”. Lái xe chở quá tải một phần cũng do chủ hàng tiếp tay. Nhiều lái xe không hề muốn chở quá tải, nhưng do sức ép của chủ hàng và sợ mất việc nên phải chở. Do đó, chủ hàng cũng phải chịu trách nhiệm và bị xử lý chứ không thể đứng ngoài cuộc như hiện nay.

 

K.Hà

Khoảng 17h15, khi nhận ra sự có mặt của nhóm PV, hai CSGT mới rời khỏi vị trí ghế ngồi, ra tín hiệu dừng một chiếc xe tải chở xi măng. Tuy nhiên, khi kiểm tra trọng tải, chiếc xe này chỉ vượt quá qui định 5,2%. Lái xe bức xúc: “Xe chúng tôi đi từ Hải Phòng lên đến đây gặp hai trạm cân đều qua được, sao đến đây lại quá tải”. Lái xe còn cho biết, hôm qua, cũng đơn hàng này Trạm cân Tiền Trung cân không quá tải, hôm nay tự nhiên lại quá 1,2 tấn và bị phạt?!

Trao đổi với PV Báo Giao thông ngay tại trạm cân, ông Mạc Văn Thái - Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh Hải Dương - người phụ trách trực tiếp Trạm cân Tiền Trung cho biết: “Kể từ ngày 15/4 khi chính thức cân xe 24/24h đến nay, số lượng xử phạt rất ít, có khi hai ba ngày không phát hiện, xử lý được trường hợp nào”.


Khi PV hỏi, có hay không sự lơ là của lực lượng chức năng khi hàng tiếng đồng hồ không vẫy xe nào vào cân, ông Thái cho rằng, quy trình là vậy. CSGT bằng nghiệp vụ, khi phát hiện dấu hiệu xe nào chở quá tải mới gọi vào cân?!


Ông Thái cũng cho biết, trước khi qua đây, nhiều xe còn tìm cách lách trạm như đi theo QL37 về QL18 hay một số tuyến đường tỉnh. Khi được hỏi có tuyến nào như vậy ngay cạnh trạm cân không, ông Thái chỉ khoát tay: “Ngay phía sau này có một lối đi qua khu công nghiệp (KCN) Nam Sách. Các xe quá tải chi tiền cho “cò” dẫn theo lối này nên chúng tôi đành bất lực, dù biết rõ”. 


Chúng tôi vòng qua KCN Nam Sách nằm ngay phía sau trạm cân. Con đường này thực chất là đường nội bộ của KCN, có cổng sắt và rất nhiều bảo vệ canh gác. Tuy nhiên vẫn có nhiều xe quá tải lặng lẽ qua đây như chỗ không người. 


Biết chúng tôi là phóng viên, Tổ trưởng bảo vệ KCN Đào Văn Công tranh thủ trình bày: “Chúng tôi khổ lắm nhà báo ạ. Kể từ ngày 15/4 đến giờ, cò mồi, xã hội đen làm loạn khu vực này. Ban ngày chúng cứ ngồi trên xe áp tải và bắt chúng tôi mở cổng cho xe qua. Còn ban đêm chúng vác mã tấu, dao, phớ đến khống chế, buộc chúng tôi cho xe quá tải đi qua. Những lúc như thế, chúng tôi gọi điện cầu cứu lãnh đạo trạm cân, công an nhưng tất cả đều… im lặng. Nhiều người, kể cả lãnh đạo KCN còn nghi chúng tôi đồng lõa, ăn chia với cò mồi để cho xe quá tải đi qua”.
 

Trạm cân Ba Hàng xử phạt được rất ít trong khi trên đường có không ít xe quá tải hoạt động
Trạm cân Ba Hàng xử phạt được rất ít trong khi trên đường có không ít xe quá tải hoạt động
  

Làm thân với “cò” lách trạm cân 


Để tìm hiểu cách “vượt” trạm cân Tiền Trung, PV Báo Giao thông đã bắt chuyện với anh Nguyễn Văn Biên, lái xe tải ben Cửu Long 7 tấn BKS 34M-24XX đang đỗ sát lề đường đoạn qua địa phận TP Hải Dương. Anh này cho biết: “Xe mỗi ngày chở một chuyến hàng theo QL5 và QL18 tuyến Quảng Ninh - Hưng Yên và thường xuyên trong tình trạng chở quá tải. Phía trước có trạm cân đang hoạt động nên tôi dừng xe nghe ngóng tình hình và “làm luật” rồi mới đi qua. 
 

Trao đổi với PV về việc vì sao không cử lực lượng chốt chặn tại khu vực đường vào KCN, Trung tá Phạm Văn Lưu, Trạm trưởng Trạm CSGT Ba Hàng cho biết, do lực lượng mỏng, chưa bố trí được đủ quân số chốt hết các đường ngang, ngõ tắt. Ông Lưu cũng cho rằng, tới đây, Hải Dương và Hải Phòng cần thành lập một tổ công tác liên ngành tại điểm ráp danh ngăn xe né trạm.

Ngay lúc đó, một người đi xe ôm phi tới, ghé sát vào cabin, nói: “Tôi quen anh em ở trạm cân kia, có muốn cho xe đi qua thì đưa tôi 500.000 đồng”. Lái xe Biên cho biết, thường có hai mức giá được “cò” đưa ra là: 500.000 đồng với xe nhỏ và 1.000.000 đồng với những xe móc kéo (xe to).

Khi được hỏi sao không tìm cách né trạm cân, anh Biên cho biết: “Tôi cũng có nghe một vài lái xe khác chỉ đường vòng trong KCN tránh trạm cân. Thế nhưng qua đây, dân xã hội đen ra chặn đầu xe, xin tiền cả hai đầu ra - vào KCN. Mỗi lần họ chặn đầu xe xin 500.000 đồng, nếu lái xe không cho họ sẽ đập phá xe. Mình là dân thiên hạ, họ là dân bản xứ nên cậy thế làm càn, mình không có cách gì khác ngoài việc đưa tiền. Cánh lái xe đành chấp nhận làm thân với “cò”, may mắn thì được đi qua còn nếu không đành đánh xe quay về hạ tải”.


Một lái xe tải 5 tấn thường chở hàng qua tuyến này cho biết: “Nếu muốn lách qua trạm cân chỉ có hai con đường, một là nhờ qua “cò” hoặc nộp 500.000 để “cò” dẫn đường theo KCN. Đến thời điểm này, dù đã thương lượng tăng cước vận tải với chủ hàng để không phải chở quá tải nhưng không phải ai cũng dễ dàng chấp nhận. Trong ba mối hàng thì mới chỉ có một đồng ý tăng cước chở đúng tải. Hầu hết các chủ hàng đều muốn chở quá tải để giảm chi phí”. 


Đức Thắng - Tiến Mạnh - Bích Nhâm

 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.