• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Có nên xử lý hình sự người uống rượu bia lái xe?

24/10/2018, 06:08

Nhiều ý kiến cho rằng, phải xử lý hình sự các trường hợp cố tình điều khiển phương tiện có nồng độ cồn...

9

CSGT TP HCM kiểm tra nồng độ cồn người điều khiển phương tiện trên đường Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh - Ảnh: Mai Huyên

Phạt chưa đủ răn đe

Tối 20/10, bà Nguyễn Thị Nga (SN 1972, TP HCM), điều khiển xe ô tô BMV BKS 51F-279.10 khi đến nút giao thông Hàng Xanh bất ngờ đâm vào nhiều xe gắn máy đang dừng đèn đỏ phía trước. Vụ tai nạn làm 1 người tử vong tại chỗ, nhiều người bị thương. Theo nhân chứng có mặt tại hiện trường, người lái xe BMW đã ngồi luôn trong xe và có dấu hiệu say xỉn. Tại cơ quan công an, khi tiến hành đo nồng độ cồn, lực lượng chức năng xác định bà Nga có mức nồng độ cồn là 0,94mg/lít khí thở, vượt gấp 4 lần so với quy định bị xử phạt hành chính.

Trước đó, đầu năm 2016, xe ô tô Camry BKS 29A-866.23 lưu thông trên phố Ái Mộ (phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội) đã bất ngờ tăng tốc đâm vào nhiều xe máy phía trước khiến 3 người tử vong. Tài xế gây tai nạn được xác định là Nguyễn Quang Vinh (SN 1977, Long Biên, Hà Nội). Tại cơ quan công an, người điều khiển xe Camry khai nhận, trước khi gây tai nạn đã uống rượu ở quán cháo lòng.

Luật GTĐB 2008 quy định: “Nghiêm cấm người điều khiển ô tô, xe máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”; “Người điều khiển mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/lít khí thở” sẽ bị phạt.

Về xử phạt hành chính: Điều 5, Nghị định 46/2016 quy định mức xử phạt cao nhất là phạt tiền từ 16-18 triệu đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/lít khí thở. Đồng thời, xử phạt bổ sung “tước quyền sử dụng GPLX từ 4 - 6 tháng.

Về xử lý hình sự: Điều 260 về tội vi phạm quy định về tham gia GTĐB của Bộ luật Hình sự 2017 quy định: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 7 - 15 năm: Làm chết 3 người trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 3 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

Đây chỉ là hai trong số hàng trăm vụ TNGT liên quan đến rượu, bia mỗi năm. Theo thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia, có đến 40% số vụ TNGT do người điều khiển phương tiện vi phạm nồng độ cồn gây ra. Lý giải vấn đề này, ông Nguyễn Ngọc Tường, Phó Trưởng ban chuyên trách Ban ATGT TP HCM cho rằng, đã có quy định xử phạt người điều khiển phương tiện tham gia giao thông có nồng độ cồn. Tuy nhiên, mức phạt chưa đủ sức răn đe và ngăn chặn tình trạng sử dụng rượu, bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. “Nhiều người biết việc sử dụng rượu, bia là vi phạm, phần lớn do vẫn tin tưởng mình đủ khả năng lái xe nhưng thực tế khi lái xe đã mất kiểm soát, xử lý tình huống chậm. Khi không còn tỉnh táo, họ sẽ không thấy tác hại và hậu quả của việc lái xe. Hiện, chế tài xử phạt của ta còn quá nhẹ, trong khi ở nhiều nước, hành vi lái xe có sử dụng rượu bia sẽ bị truy tố hình sự”, ông Tường nói.

Trung tá Vũ Văn Hoài, Đội trưởng Đội Tuyên truyền Khám nghiệm xử lý tai nạn, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội cho biết, tại Điều 8, Luật GTĐB quy định, cấm người điều khiển ô tô sử dụng rượu, bia và chất kích thích. Người điều khiển ô tô sử dụng rượu, bia và chất kích thích dẫn đến TNGT cũng là tình tiết tăng nặng, nếu nghiêm trọng sẽ bị xử lý hình sự, được quy định rất cụ thể tại Điều 260, Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, đó chỉ là khi người lái xe đã uống rượu bia gây tai nạn, gây ra hậu quả. Còn nếu chưa xảy ra tai nạn, chưa gây hậu quả, họ chỉ bị xử phạt hành chính.

Tuy nhiên, tại Nghị định số 46 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực GTĐB đang áp dụng, mức phạt cao nhất đối với người điều khiển ô tô vi phạm trong hơi thở có nồng độ cồn trên 0,4 miligam/lít khí thở cũng chỉ từ 16-18 triệu đồng, chưa đủ sức răn đe. “Quá trình sửa đổi bổ sung Nghị định 46, cần tăng mức xử phạt hành chính đối với người điều khiển ô tô sử dụng rượu, bia và chất kích thích thì mới đủ sức răn đe”, ông Hoài đề xuất.

Ông Bùi Danh Liên, Phó chủ tịch Thường trực Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho rằng, hành vi uống rượu bia khi lái xe có tính chất đặc biệt nguy hiểm. “Theo tôi, để nâng cao tính phòng ngừa, các cơ quan pháp luật cần xem xét xử phạt theo hình thức tăng nặng, kịch khung tội danh đối với hành vi vi phạm nồng độ cồn ở mức cao, ngay cả khi chưa gây hậu quả nghiêm trọng. Thậm chí có thể truy tố tội giết người”, ông Liên đề xuất.

Có nên hình sự hóa?

Theo Đại tá Đỗ Thanh Bình, Phó cục trưởng Cục CSGT (Bộ Công an), nghiên cứu luật của một số nước trên thế giới cho thấy, những hành vi vi phạm giao thông liên quan đến rượu bia bị xử phạt rất nặng, ngoài phạt tiền, còn có cả phạt tù. Thậm chí, ở nhiều nước, đối với những người lái xe kinh doanh vận tải, khi cảnh sát phát hiện tài xế sử dụng rượu bia sẽ bị tước bằng, phạt tiền và cấm hành nghề đến 5 năm. “Ở nước ngoài, những trường hợp người điều khiển ô tô sử dụng rượu, bia được coi là tội phạm hình sự, có nguy cơ gây ra tai nạn bất cứ lúc nào mà chưa cần tính đến hậu quả”, ông Bình cho biết.

Cũng theo ông Bình, Cục CSGT đang tập hợp thông tin các vụ tai nạn liên quan đến người điều khiển phương tiện ô tô, xe máy sử dụng rượu, bia để báo cáo Bộ Công an đề nghị phối hợp với VKSND Tối cao và TAND Tối cao để hướng dẫn thêm việc thực hiện các khoản tại Điều 260, Bộ luật Hình sự, xem xét những hành vi nào nguy cơ dẫn đến hậu quả thì cần hướng dẫn cụ thể để làm công tác phòng ngừa. Đồng thời kết nối giữa việc xử lý hình sự với xử lý hành chính trong lĩnh vực giao thông để đảm bảo chặt chẽ hơn.

Đề cập vấn đề này, ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết, Ủy ban ATGT Quốc gia chưa đề xuất hình sự hóa hành vi uống rượu bia điều khiển phương tiện. “Cũng có ý kiến đề xuất nếu nồng độ cồn cao lái xe có thể bị tịch thu phương tiện, nhưng nhiều ý kiến phản đối. Có xe giá trị chỉ 2 triệu đồng, bị phạt 4 triệu đồng chủ phương tiện bỏ xe luôn. Tuy nhiên, cá nhân tôi ủng hộ tiếp tục duy trì chế tài mạnh, xử phạt bổ sung, như lao động công ích, hoặc phải học lại mới trả bằng lái. Nhiều ý kiến nói phải làm sao để người vi phạm nộp phạt dễ hơn, điều này hơi ngược với mong muốn của chúng ta, khi phạt để răn đe, để người vi phạm phải nhớ. Cũng có nhiều nước hình sự hóa hành vi uống rượu bia lái xe nhưng mỗi nước có điều kiện khác nhau, môi trường thực thi pháp luật hình sự khác nhau. Quy định hiện đã đủ mạnh, quan trọng là thực thi thế nào”, ông Hùng nói.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.