• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Có nên hạ tốc độ xe qua cổng trường học?

31/05/2022, 14:00

Nhiều chuyên gia cho rằng, cần hạn chế tốc độ qua khu vực cổng trường học nhằm ngăn ngừa tai nạn giao thông.

Tuy nhiên cũng có ý kiến phân tích, nếu không quy định cụ thể, việc này sẽ gây ra ùn tắc.

Theo chuyên gia, cần luật hóa quy định tốc độ của phương tiện cơ giới là 30km/h khi qua cổng trường học để đảm bảo an toàn (Ảnh minh họa)

Tai nạn giao thông chực chờ

Khi lưu thông dọc các tuyến quốc lộ, các tuyến đường trong thành phố, không khó để bắt gặp nhiều trường học nằm sát ngay mặt đường.

Hàng ngày, trước giờ vào lớp và giờ tan trường, lượng học sinh và phụ huynh đưa rước trước cổng trường rất đông.

Nguy hiểm hơn mỗi khi vào giờ tan trường là hàng trăm học sinh túa ra, chờ một khoảng trống để sang đường giữa những chiếc ô tô đang phóng tốc độ cao.

Điều đáng nói, tại các cổng trường có gờ giảm tốc và vạch sang đường phía trước cũng không ngăn nổi tốc độ của những chiếc xe.

Thực tế, đã có không ít vụ TNGT thương tâm tại cổng trường học. Điển hình như vụ em Đinh Công H. (học sinh lớp 5, Trường TH-THCS Nguyễn Du, xã Quảng Tâm, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông) bị xe ben tông trúng khi đang sang đường để phụ huynh đón về, xảy ra cách đây chưa lâu.

Trước đó, cũng trên địa bàn huyện Tuy Đức, cháu Trần Lê Mạnh Ph. (học sinh lớp 1) trên đường từ trường về cũng bị xe cán tử vong.

TS. Nguyễn Minh Hiếu, giảng viên Khoa Vận tải Kinh tế, Trường Đại học GTVT cho hay, tuy không có số liệu chi tiết về tai nạn tại các cổng trường học nhưng có một thực tế là những vụ va chạm giữa các học sinh và phương tiện cơ giới là hết sức rõ ràng.

Nguyên nhân do môi trường giao thông đông đúc, thiếu phương án tổ chức giao thông, đặc biệt là tình trạng phương tiện đi tốc độ cao qua khu vực này.

Theo GS. TS. Từ Sỹ Sùa, giảng viên cao cấp Trường Đại học GTVT, tốc độ là nguyên nhân chủ yếu gây TNGT. Nếu giảm 5% tốc độ bình quân, có thể giảm đến 30% số vụ TNGT nghiêm trọng.

“Tốc độ bình quân 80km/h, khả năng gây ra TNGT cao hơn nhiều so với tốc độ 50km/h hay 30km/h”, ông dẫn chứng.

GS. TS. Sùa cho rằng, Việt Nam chưa có chính sách quản lý tốc độ bài bản. Tốc độ giới hạn tại các khu đô thị, khu vực như trường học, nhà máy còn cao, thường là 60km/h.

Thêm nữa, chính quyền chưa có khả năng áp dụng mức giới hạn tốc độ thấp hơn theo quy định của Luật GTĐB nên không có tốc độ đặc thù các khu vực “nhạy cảm” như trường học, khu đông dân cư.

“Các dải tốc độ an toàn là 30km/h, 50km/h, 70km/h. Việc giảm tốc độ cho phép của phương tiện cơ giới xuống 30km/h tại các tuyến đường đông dân cư, trường học, khu vực có nhiều người đi bộ sẽ giảm 26% chấn thương do TNGT”, GS. TS. Sùa nói.

Cần sớm luật hóa?

TS. Trần Hữu Minh, Chánh Văn Phòng Ủy ban ATGT Quốc gia cho rằng, hiện vẫn còn một số bất cập trong quản lý tốc độ trong khu vực có người đi bộ hay nhóm người dễ bị tổn thương, yếu thế.

Theo ông Minh, ở nhiều quốc gia phát triển, tại các khu vực đông dân, khu vực phức tạp về giao thông, họ quy định tốc độ rất thấp.

Có những quốc gia quy định 50km/h nhưng xu hướng tại các quốc gia phát triển giảm xuống còn 30km/h. Đây là kinh nghiệm tốt mà Việt Nam có thể tham khảo.

Cần tạo lập thói quen cho người đi đường lưu thông chậm hơn khi đi qua trường học. Việc có nhiều quy định tốc độ khác nhau khi đi qua khu vực trường học sẽ dẫn đến nhầm lẫn và nguy cơ cao về việc không tuân thủ tốc độ giới hạn xung quanh trường học.
Tai nạn đối với học sinh, nếu xảy ra là nghiêm trọng như nhau dù ở bất cứ tuyến đường nào. Vì thế cần phải có biện pháp bảo vệ học sinh triệt để trên tất cả các tuyến đường.

TS. Nguyễn Minh Hiếu, giảng viên Khoa Vận tải Kinh tế, Trường Đại học GTVT

“Có ý kiến lập luận rằng, điều kiện đô thị, mật độ phương tiện cao, không ai đi được đến 60 - 70km/h. Bên cạnh đó, người lái xe sẽ tự nhận biết điều kiện giao thông để giảm tốc độ.

Lập luận này không có căn cứ vì nếu nói như vậy thì không cần quy định tốc độ ở bất kỳ tuyến đường nào”, ông Minh phân tích.

Đề xuất giảm tốc độ tại các cổng trường học, TS. Nguyễn Minh Hiếu cho rằng, trước hết cần luật hóa quy định tốc độ 30km/h qua cổng trường học.

Đồng thời, cần phải có chế tài phạt và xử lý kịp thời nghiêm túc. Bên cạnh đó, cần thiết phải tuyên truyền và giải thích rõ ràng để người dân hiểu và tuân thủ.

Đồng tình với đề xuất, TS. Khương Kim Tạo, nguyên Phó Chánh văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết, những chỗ nào đường tốt, đường đẹp trong thành phố, rộng, thoáng, có thể cho chạy tốc độ 50km/h, còn những đường khác có thể cho chạy tốc độ thấp hơn, 30, 40, thậm chí là 20km/h.

Tuy nhiên, ông Tạo cũng lưu ý, nếu cho phương tiện chạy với tốc độ thấp hơn thì đương nhiên lượng thông hành kém hơn và đồng nghĩa đường sẽ có nguy cơ ùn tắc. Vì thế, nên căn cứ vào những tuyến đường cụ thể để chúng ta quy định tốc độ cụ thể.

Tương tự, TS. Vũ Anh Tuấn, giảng viên bộ môn Quy hoạch và Quản lý giao thông vận tải, Đại học GTVT cho rằng, quốc lộ, tỉnh lộ có chức năng kết nối giao thông phục vụ cho những chuyến đi đường dài và với vận tốc lớn.

Việc hạn chế tốc độ 30km/h có thể nâng mức đảm bảo an toàn cho những trường học nằm ven quốc lộ, nhưng lại có thể ảnh hưởng đến lưu thông, phát triển xã hội.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.