• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Có nên buộc xe hợp đồng phải kê khai giá cước?

19/02/2020, 18:48

Nhiều ý kiến cho rằng cần quy định xe hợp đồng cũng phải kê khai giá để kiểm soát về thuế.

Loại hình xe hợp đồng Limousine hoạt động như tuyến cố định hiện khá phổ biến (Ảnh minh họa)

Trước tình trạng “xe dù, bến cóc” có nguyên nhân từ xe hợp đồng trá hình diễn ra phức tạp, nhiều ý kiến cho rằng cần quy định xe hợp đồng cũng phải kê khai giá để kiểm soát về thuế.

Giá tăng, người tiêu dùng thiệt

Thông tư liên tịch 152/2014 giữa Bộ GTVT và Bộ Tài chính quy định 3 loại hình vận tải phải kê khai giá là xe tuyến cố định, taxi và xe buýt. Hai loại hình còn lại là xe hợp đồng và xe du lịch có phải kê khai giá hay không do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố quyết định.

Ông Nguyễn Công Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội cho rằng, việc các hãng taxi công nghệ không bị kiểm soát về giá là bất hợp lý. “Xe hợp đồng dưới 9 chỗ bản chất hoạt động như taxi, trong khi taxi kê khai và niêm yết giá cước đầy đủ, muốn tăng giá phải giải trình lý do thì xe hợp đồng điện tử số lượng xe gấp nhiều lần lại không làm điều này”, ông Hùng nói.

Khẳng định nhiều doanh nghiệp taxi truyền thống đã ổn định giá cước từ giai đoạn tháng 6/2016 đến nay, ông Hùng cho rằng, những ứng dụng gọi xe công nghệ thay đổi giá theo giờ, có thể giảm giá sâu vào giờ thấp điểm để rồi tăng giá thậm chí gấp tới 4 lần vào giờ cao điểm, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

“Xe hợp đồng điện tử cũng cần phải đăng ký kê khai giá cước hoặc phải có giá trần. Khi xe hợp đồng kê khai giá có thể căn cứ vào đó để áp số lượng xe đang hoạt động kinh doanh với giá trần sẽ tính ra mức doanh thu để yêu cầu doanh nghiệp nộp thuế, trong trường hợp họ không khai báo đầy đủ số lượng phương tiện”, ông Hùng phân tích.

Ông Nguyễn Anh Quân, Tổng giám đốc Taxi G7 cũng cho rằng, những năm gần đây, xăng dầu tăng giá liên tục, tuy nhiên giá cước taxi đã ổn định từ 3 - 4 năm nay. “Việc các ứng dụng xe hợp đồng giá cước linh hoạt theo giờ trong khi xăng chiếm 30 - 40% giá thành sẽ dẫn đến các hãng taxi sẽ gặp khó khăn, thiệt hại trực tiếp và tốn kém hơn rất nhiều trong việc điều chỉnh tăng hay giảm giá cước. Chưa kể, mỗi đợt điều chỉnh giá sẽ phải trình lên cơ quan quản lý Nhà nước về mức giá niêm yết điều chỉnh”, ông Quân nói.

Ở góc độ doanh nghiệp kinh doanh xe hợp đồng, ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng giám đốc Thiên Thảo Nguyên & Inter Bus Lines cho rằng, doanh nghiệp không muốn trốn thuế vì chỉ cần bị phát hiện một lần là đối mặt với án tù. Ông Tùng cho rằng, cần có cơ chế minh bạch hóa hợp đồng điện tử, lệnh điều xe, giao dịch chuyển khoản điện tử, tài khoản, lộ trình. Muốn làm được việc này phải dùng công nghệ thay cho cách quản thủ công như hiện nay.

“Hầu hết các doanh nghiệp đã có App (ứng dụng) quản lý nội bộ, cơ quan Nhà nước chỉ việc yêu cầu bắt buộc doanh nghiệp phải áp dụng công nghệ và cung cấp IP kết nối về công an, cơ quan thuế, ngành GTVT. Chỉ cần qua điện thoại sẽ biết được tất cả các thông tin từng chuyến xe, hành trình, từng khách trên xe, qua đó sẽ kiểm soát được thuế. Dữ liệu được lưu tại doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước khi nghi ngờ có thể kiểm tra bằng hậu kiểm và xử lý thật nặng nếu doanh nghiệp vi phạm. Quan trọng là Nhà nước có quyết tâm áp dụng công nghệ để quản lý hay không”, ông Tùng nói.

Cần thiết sẽ đề xuất sửa Luật Giá

Nghị định 10 đã quy định rõ việc kết nối, chia sẻ dữ liệu về quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình với Bộ Công an, Bộ Tài chính để phối hợp quản lý. Bộ GTVT xác định việc kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu giám sát hành trình giữa các cơ quan quản lý Nhà nước và xác định đây là dữ liệu công khai được sử dụng chung cho cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan nhằm tăng cường công tác quản lý, công khai minh bạch trong hoạt động vận tải, quản lý trật tự, xử lý vi phạm cũng như công tác quản lý về thuế.
Ông Trần Bảo Ngọc, Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ GTVT)


Ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch Chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia cho rằng, để kiểm soát xe hợp đồng phải kiểm soát được hợp đồng vận chuyển và số lượng khách trên mỗi chuyến xe. Giá thỏa thuận theo hợp đồng phải đưa vào một khung giá dịch vụ cụ thể, xe hợp đồng cũng phải kê khai giá cước vận tải để có khung giá cụ thể. Để làm được điều này, phải thay đổi Luật Giá hay sửa đổi Luật GTĐB.

Ông Hùng cho rằng, để giải quyết tình trạng “xe dù, bến cóc” cần phải có một phần mềm quản lý kinh doanh vận tải được kết nối với thiết bị giám sát hành trình của Tổng cục Đường bộ VN để kiểm soát từng khách và quản được giá hợp đồng vận chuyển.

“Trong đó, cần quy định bắt buộc doanh nghiệp phải khai vào phần mềm nội dung hợp đồng vận chuyển thông báo về Sở GTVT trước khi xe khởi hành. Đây là bằng chứng doanh nghiệp khai báo với Nhà nước. Qua phần mềm này cũng quản lý được chi phí vận tải cho mỗi chuyến xe do doanh nghiệp tự kê khai và Nhà nước sẽ hậu kiểm”, ông Hùng phân tích.

Trong khi đó, ông Trần Bảo Ngọc, Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ GTVT) cho biết, việc kê khai giá hay không phải tuân theo quy định pháp luật. Hiện, các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Giá như Nghi định 177, Nghị định 149 đã quy định rõ đối tượng nào phải kê khai giá và không có loại hình xe hợp đồng. Theo ông Ngọc, trong trường hợp thấy cần thiết thì báo cáo đề xuất Bộ Tài chính sửa các nghị định nêu trên.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.