• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Văn hóa giao thông

Có gác chắn vẫn xảy ra tai nạn…

08/08/2019, 08:16

Có dàn chắn, nhân viên gác chắn chính quy mà còn tai nạn như vậy thì tại các đường ngang không có người gác, lối đi tự mở... hậu quả sẽ thế nào.

Người đi xe máy đâm vào rào chắn khi tàu bắt đầu đi qua

Ngày 6/8, facebooker Huỳnh Thanh Duy đăng trên trang cá nhân clip ghi lại cảnh vụ tàu va xe máy khi chiếc xe máy đâm vào dàn chắn đường ngang. Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 23h10 tại chắn đường ngang trên đường Võ Thị Sáu, Biên Hòa (Đồng Nai).

Khi đó, các thiết bị tín hiệu cảnh báo có tàu sắp qua đường ngang như chuông, đèn đỏ nhấp nháy đang hoạt động bình thường. Các dàn chắn được kéo kín đường ngang. Nhưng bất ngờ từ xa, một chiếc xe máy lao tới với với tốc độ “bàn thờ” và đâm sầm vào dàn chắn khiến dàn chắn đổ xô vào đường ngang, người cũng ngã lộn theo. Đúng lúc đó tàu hàng HH5 lao tới. Tất cả chỉ diễn ra trong tích tắc. Hậu quả: người đi xe máy tử nạn, dàn chắn hỏng, tàu phải dừng để giải quyết.

Điều đáng nói là trước đó, không chỉ chuông, đèn hay dàn chắn đóng, nhân viên gác chắn phải mặc áo phản quang, cầm đèn đứng ra giữa đường bộ để cảnh báo từ xa cho các phương tiện giảm tốc, nhưng vẫn không ngăn được tai nạn.

Tìm hiểu của PV Báo Giao thông, hiếm có đường ngang nào như ở đây, nhân viên gác chắn phải thực hiện thêm cả tác nghiệp phân luồng giao thông vì không có trong quy trình. Tuy nhiên, do vị trí này trước đây xảy ra nhiều vụ tai nạn các phương tiện đâm vào dàn chắn nên nhân viên đường sắt phải kiêm luôn việc này.

Chỉ cách đây 2 tháng, khoảng 22h30 ngày 3/6 xảy ra vụ xe máy lao vào dàn chắn, khiến cả dàn chắn đổ văng vào đường ngang, gãy đôi. Rất may, người đi xe máy và cả dàn chắn được nhân viên gác chắn và người dân xung quanh kéo ra kịp thời trước khi tàu khách lao đến.

“Có dàn chắn, nhân viên gác chắn chính quy mà còn tai nạn như vậy thì tại các đường ngang không có người gác, lối đi tự mở thì hậu quả sẽ thế nào”, nhiều người bình luận.

Thực tế, tính từ tháng 7/2019 trở lại đây đã xảy ra hơn 30 vụ TNGT đường sắt, trong đó đặc biệt nghiêm trọng là vụ tai nạn tàu SE27 đâm ô tô 16 chỗ ngày 31/7 tại Bình Thuận, làm 4 người chết. Tai nạn đường sắt gia tăng đột biến gióng lên hồi chuông cảnh báo về ý thức tham gia giao thông khi qua đường sắt của nhiều người dân hiện nay. Tuyên truyền nhiều, clip các vụ tai nạn cũng đã được chia sẻ nhiều trên phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội nhưng dường như “nước đổ lá khoai”.

Đã đến lúc cần có các giải pháp mạnh tay hơn, ngay cả với những vụ việc chưa xảy ra hậu quả nghiêm trọng như vụ đâm đổ dàn chắn ngày 3/6 ở Biên Hòa, phải xử phạt nặng người vi phạm. “Cần đánh thẳng vào túi tiền người vi phạm, may ra mới chừa”, một cư dân mạng gợi ý.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.