• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Có chốt gác, xóa tai nạn đường ngang dân sinh

13/06/2016, 13:12

Những người làm công tác cảnh giới tại các đường ngang dân sinh ở Hải Dương vẫn miệt mài với công việc thầm lặng.

13

Anh Bình chăng dây thừng ngăn phương tiện qua lại khi tàu sắp chạy qua

Chỉ với chiếc còi, đèn pin, bộ quần áo mưa và mức hỗ trợ 500 nghìn đồng/người/tháng từ nguồn Ban ATGT tỉnh chi trả, những người làm công tác cảnh giới tại các đường ngang dân sinh ở Hải Dương vẫn miệt mài với công việc thầm lặng. Nhờ đó, 2 năm qua tại các điểm cảnh giới này không xảy ra vụ TNGT nào.

Túc trực ngày đêm ngăn va chạm giao thông

Cứ trước giờ tàu chạy nửa tiếng, anh Đào Quang Bình ở xóm 3 thôn Lai Khê, xã Cộng Hòa, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương lại có mặt tại đường ngang khu vực cầu ông Tống. Đây là đường ngang giao cắt giữa tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng với đường liên xã, nên mật độ phương tiện khá đông. Điểm giao cắt này không có barie, đèn tín hiệu, nên trước đây thường xảy ra va chạm và TNGT.

Anh Bình cho biết, mỗi ngày có 8 chuyến tàu chạy tuyến Hà Nội - Hải Phòng. Vào những dịp lễ, Tết số tàu tăng cường lên thành 10 chuyến. Anh cùng 2 người nữa chia nhau làm nhiệm vụ chốt trực ở đường ngang này. Trước mỗi chuyến tàu, anh thường đến trước 30 phút để chuẩn bị, quan sát. Trước giờ tàu chạy qua 15 phút, anh đã ra đường ngang, quan sát xem có chướng ngại vật, có phương tiện nào còn mắc kẹt trên đường ray. Khi tàu sắp chạy qua, anh dùng 1 sợi dây chắn ngang đường đồng thời dùng còi, cờ ra hiệu cho các phương tiện biết để dừng lại chờ tàu chạy qua.

"Người làm nhiệm vụ cảnh giới tàu phải nắm chắc giờ tàu, đến điểm cảnh giới trước ít nhất 15 phút vì không phải lúc nào tàu cũng chạy đúng giờ. Những kỹ năng như đọc tín hiệu đèn để biết tàu chạy hướng nào, khi cảnh giới phải đứng bên trái hướng tàu chạy không phải ai cũng biết. Mình đã được tập huấn, trả công để làm việc này thì phải làm đến nơi đến chốn."

Bà Nguyễn Thị Tỉnh

“Chúng tôi được trang bị cờ, còi, đèn pin,1 bộ quần áo mưa và 1 áo phản quang để mặc vào ban đêm. Mỗi tháng, mỗi người cảnh giới được hỗ trợ 500 nghìn đồng, thực ra số tiền hỗ trợ không đáng kể nhưng chúng tôi vẫn vui vẻ làm nhiệm vụ này, vì mình làm để giảm tai nạn cho người trong thôn, xã mình”, anh Bình nói.

“Tôi thấy phổ biến tình trạng người điều khiển phương tiện vừa lái xe vừa nghe điện thoại, phớt lờ cảnh báo. Hai tháng trước, có 3 thanh niên đi trên 1 xe máy mặt phừng phừng do uống rượu đi qua đường ngang trong khi tàu sắp tới. Tôi ra tín hiệu cảnh báo, thổi còi mấy lần, nhưng người điều khiển xe còn nghe điện thoại trong khi 2 người ngồi sau ngủ gật. Tôi phải lao ra giữa đường chắn ngang xe họ nếu không thì họ đã lao thẳng vào tàu”, anh Bình kể.

Bà Nguyễn Thị Tỉnh, 50 tuổi, ở thôn Phạm Xá 2, xã Tuấn Hưng, huyện Kim Thành làm nhiệm vụ cảnh giới ở đường ngang giao cắt giữa đường sắt với đường liên huyện, nối từ QL5 đến đò Phạm để đi huyện Thanh Hà (Hải Dương). Nhà bà Tỉnh gần đường tàu nên nhiều lần chứng kiến không ít vụ tai nạn kinh hoàng diễn ra ngay trước cửa nhà. “Trước đây, mỗi khi có tàu chạy qua, tôi thường chạy ra quan sát, nhắc nhở người đi đường. Thấy tàu sắp chạy qua, nhiều người cứ muốn vượt qua đường tàu thật nhanh, rất nguy hiểm. Rồi xã mời tôi làm công việc này. Tôi được phát cờ và còi, giúp tôi chuyên nghiệp hơn trong việc cảnh báo, nhắc nhở người tham gia giao thông”, bà Tỉnh nói.

Hiệu quả từ những điểm cảnh giới

Ông Vũ Đức Hạnh, Phó chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh Hải Dương cho biết, trên địa bàn tỉnh Hải Dương có 3 tuyến đường sắt chạy qua là tuyến Gia Lâm – Hải Phòng, tuyến Chí Linh – Phả Lại và Kép – Hạ Long. Trong đó, tuyến Hà Nội – Hải Phòng dài nhất đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhất vì chạy song song với QL5, có tới 218 đường ngang, lối đi dân sinh.

Từ thực trạng các vụ TNGT xảy ra tại các điểm giao cắt giữa đường sắt và đường ngang dân sinh, từ năm 2014, Ban ATGT tỉnh tham mưu với UBND tỉnh trích kinh phí hỗ trợ người cảnh giới tại 29 điểm trên tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng và 18 điểm trên tuyến tuyến Chí Linh – Phả Lại và Kép - Hạ Long. “Trước đây, những điểm giao cắt này đều là những điểm tiềm ẩn nhiều nguy cơ TNGT. Tuy nhiên, từ khi triển khai người gác cảnh giới tới nay, trên cả 47 điểm nêu trên chưa xảy ra vụ TNGT nào”, ông Hạnh nói.

“Mức hỗ trợ người làm nhiệm vụ cảnh giới tàu còn thấp, nên chúng tôi vẫn vận động, khuyến khích họ làm việc trên tinh thần vì cộng đồng, ngăn chặn TNGT trên địa bàn. Ban ATGT tỉnh Hải Dương vừa qua đã quyết định hỗ trợ thêm đèn pin, áo phản quang, áo mưa cho những người cảnh giới giúp họ hoạt động hiệu quả, chuyên nghiệp, góp phần giảm thiểu TNGT trên những tuyến đường ngang giao cắt đường sắt”, ông Hạnh nói.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.