• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Cuộc sống an toàn

Có cầu, người dân xã vùng sâu An Giang hết cảnh phập phồng qua sông

01/12/2021, 09:12

Nhiều cầu bê tông đã thay thế cầu khỉ, xóa bỏ cảnh người dân hàng ngày phải lội sông, vượt những chiếc cầu khỉ cheo leo sang bờ.

Xây cầu kết nối đôi bờ, người dân vùng sâu thuận lợi ra đường chính

Bà Neang Sara (người dân tộc Khmer ngụ ấp Phước Lợi, xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) cho biết, xã Ô Lâm chủ yếu bà con làm nghề nông nên việc đi lại vận chuyển lúa gạo diễn ra mỗi ngày, nhưng thời điểm cầu bê tông chưa được xây dựng, người dân thường xuyên gặp khó khăn trong việc vận chuyển.

Những cây cầu nông thôn này tuy không lớn, nhưng đủ để thuận lợi cho bà con nơi đây đi lại, giao thương.

“Lúc trước, khi chưa xây cầu bê tông, bà con qua bờ này phải lội sông rất nguy hiểm, tới mùa lúa còn khó khăn hơn, bà con phải chuyển lúa bằng xuồng từ bờ này qua bờ kia rồi mới lấy xe chở về nhà" bà Neang Sara nhớ lại.

Thấy được nỗi khốn khó của người dân, từ 5 năm trước chính quyền địa phương đã sử dụng ngân sách, đồng thời vận động kinh phí từ mạnh thường quân để xây dựng nên những cây cầu bê tông khang trang thay cho cầu khỉ gập ghềnh trước kia.

Ô Lâm là xã có đồng bào dân tộc Khmer cư trú đông nhất huyện Tri Tôn, với số dân người Khmer chiếm hơn 97,4%. Là xã nghèo nên việc đầu tư phát triển hạ tầng giao thông trước đây còn hạn chế, chủ yếu là các tuyến đường nông thôn, nội đồng đều có kết cấu cấp thấp, mặt đường nhỏ bằng đất, đá bụi, hoặc cấp phối rất ít nhựa và bê tông.

Cầu thì bằng sắt, gỗ, tải trọng nhỏ từ 0,5 - 3 tấn nên việc đi lại của bà con rất khó khăn. Việc giao thương hàng hóa bị hạn chế và đối với vùng đồng bào dân tộc Khmer, đa số bà con nông dân gặp khó khăn trong vận chuyển nông sản. Thêm vào đó, có nơi không có cầu bà con còn phải lội sông sang bờ, hàng ngày đối mặt với nhiều hiểm nguy rình rập…

Ông Nguyễn Tấn Dương, Phó Chủ tịch UBND xã Ô Lâm cho biết, từ năm 2016 đến nay xã đã xây dựng được 8 cây cầu nông thôn cho người dân thuận tiện trong việc đi lại, giao thương.

Đó là cầu Ô Tà Mít, cầu Phước Long, cầu Kênh Sườn 8, cầu Phước Lộc, cầu Đầu chợ, cầu Kôk Rô Măng, cầu Phước An, cầu Đòn Dong. Trong đó, có 6 cây cầu được xây dựng bằng nguồn vốn xã hội hóa, 2 cây cầu được xây dựng thuộc dự án LRAMP (Dự án đầu tư xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương do Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm chủ đầu tư). Những cây cầu bê tông này thay thế cho cầu khỉ, cầu ván được xây dựng trải đều trên địa bàn xã.

Cầu Phước Lộc được xây dựng đã giúp người dân vùng sâu ra đường chính dễ dàng hơn.

Không giấu được niềm vui, anh Chau Hoi (ngụ ấp Phước Long, xã Ô Lâm) phấn khởi nói: “Lúc trước tôi chạy đi làm phải đi đường vòng xa lắm, nhưng bây giờ có cầu rồi nên tôi đi lại nhanh hơn.

Tôi vui lắm, lúc trước không nghĩ là ở vùng sâu này lại có ngày được bắc cầu bê tông khang trang như vậy, bây giờ đường xá thuận tiện đi lại tôi thấy bà con trong vùng cũng khá hơn trước”.

Cầu “mọc lên”, đời sống kinh tế người dân phát triển

Những cây cầu nông thôn được xây dựng đã giúp người dân trong xã lưu thông thuận lợi, tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc Khmer trên vùng đất nghèo này phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, ổn định cuộc sống.

Phó Chủ tịch UBND xã Ô Lâm chia sẻ: “Trước kia bà con nơi đây đi lại khó khăn lắm, từ ngày có cầu đời sống của người dân đã thay đổi nhiều. Việc đi lại, giao thương của bà con trở nên thông thoáng hơn.

Khi còn cầu khỉ, muốn vận chuyển phân bón, lúa, vật tư nông nghiệp bà con phải đậu xe một bên rồi vác lúa qua cầu, còn bây giờ chỉ cần chạy xe chở thẳng tới nơi là được. Vừa giảm chi phí vừa giảm được nhân công cho bà con, từ đó tạo điều kiện cho kinh tế địa phương phát triển”.

Theo ông Dương, trong năm nay tình hình kinh tế, xã hôi trên địa bàn xã tương đối ổn định. Tuy chưa đạt xã Nông thôn mới nhưng địa phương cũng đang trong giai đoạn phấn đấu để phát triển. Đến nay trong việc phấn đấu thành xã Nông thôn mới, Ô Lâm đã đạt được 12/19 tiêu chí (đạt 53,15%) và 37/49 chỉ tiêu (đạt 75,51%).

Theo UBND huyện Tri Tôn, thời gian qua huyện đã tập trung chỉ đạo, đầu tư nâng cấp, sửa chữa cầu đường giao thông nông thôn bằng nhiều hình thức. Cụ thể, triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án như Chương trình Xây dựng cơ sở hạ tầng các xã Biên giới, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, dự án LRAMP, Chính sách Bảo vệ đất trồng lúa, Chương trình Xây dựng 16 chiếc cầu do Tạp chí Nông thôn Việt tài trợ, Chương trình Vnsat…

Đồng bào dân tộc Khmer phát triển kinh tế nông nghiệp là chính.

Đồng thời, tổ chức vận động xã hội hóa kết hợp ngân sách nhà nước để xây dựng đường giao thông nông thôn trong phum, sóc, xây cầu nông thôn. Đến nay trên địa bàn huyện đã có đường bê tông hóa đến tận nhà, nối ấp liền ấp, xã liền xã trong huyện và cầu nông thôn nối ngang đôi bờ.

Ông Đỗ Minh Trí (Phó Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn) cho biết: “Các công trình đưa vào sử dụng đã góp phần bảo đảm phục vụ tốt hơn nhu cầu đi lại của nhân dân, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh tạo điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống cho bà con vùng đồng bào dân tộc Khmer”.

Đặc biệt, kinh tế của huyện Tri Tôn hiện nay đang tiếp tục tăng trưởng khá, thu nhập bình quân đầu người của huyện được nâng lên, tăng từ 28,231 triệu đồng/người/năm (năm 2016) lên 45,953 triệu đồng/người/năm (năm 2020).

Bên cạnh đó, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số cũng giảm đáng kể, giảm từ 20,02% (2.249 hộ) năm 2015 xuống còn 13,24% (1.474 hộ) vào cuối năm 2020.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.