• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Gương sáng giao thông

Chuyện về người tình nguyện phân luồng cầu Tây Đô

03/10/2021, 06:23

Tôi tự nguyện hướng dẫn giao thông khu vực dốc cầu Tây Đô, giúp học sinh, người lao động không bị trễ giờ học, giờ làm... do kẹt xe tại đây.

Từ khoảng năm 2019, nhiều người dân qua lại cầu Tây Đô (huyện Phong Điền, TP Cần Thơ) bắt đầu quen thuộc với hình ảnh người công an viên gầy gò, cần mẫn đứng phân luồng giao thông ở cầu Tây Đô, xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ). Những ngày giãn cách, không thấy bóng dáng ông, nhiều người quanh khu vực thấy... nhớ!

Ông Bùi Văn Sánh

Tình nguyện làm không công

Đó là ông Bùi Văn Sánh (SN 1964, ở ấp Nhơn Thọ 1A, xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền), Công an viên phụ trách ấp Nhơn Thọ 1A. Chỉ trừ những tháng giãn cách xã hội vừa qua, từ năm 2019 đến nay, ông không quản ngại nắng mưa, tự nguyện phân luồng, hướng dẫn giao thông, góp phần ổn định tình hình trật tự ATGT khu vực cầu Tây Đô.

Cầu Tây Đô nối ĐT23 và ĐT926, người dân phải đi từ thị trấn Phong Điền - trung tâm huyện Phong Điền đến đường Bốn Tổng - Một Ngàn rồi từ đó mới có thể đi tiếp Hậu Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, An Giang, Sóc Trăng…

Tuy nhiên, cầu Tây Đô hiện hữu đã cũ, bề rộng chỉ 5m, tải trọng 13 tấn, chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân. Do vậy trước khi toàn TP Cần Thơ giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, nơi đây liên tục xảy ra ùn tắc giao thông và có nguy cơ tiềm ẩn TNGT.

Thậm chí, khi đơn vị chức năng gắn đèn tín hiệu 2 bên cầu, tình trạng ùn tắc vẫn xảy ra khi có 1 xe tải cố tình vượt đèn, sang giữa cầu gặp xe ngược chiều đi lên.

Mặc dù có hệ thống đèn tín hiệu giao thông ở hai đầu cầu, nhưng một bộ phận người tham gia giao thông không tuân thủ.

Do đó, ông Sánh không nghĩ rằng đèn tín hiệu có thể thay thế mình, vậy là ông vẫn cặm cụi bám cầu vào những giờ cao điểm.

Đó là những lúc sáng, khi cán bộ, công chức, học sinh bắt đầu ra khỏi nhà. Đó là những buổi trưa, khi các cơ quan ở huyện tan sở, học sinh tan trường… Không có thêm đồng phụ cấp nào cho công việc cũng chỉ được phân công thêm, nhưng ông vẫn miệt mài…

“Lúc đầu gặp ổng, tui cứ nghĩ ổng được phân công phân luồng giao thông, có thêm tiền. Nhưng khi biết ổng làm mà không có phụ cấp, tôi thấy rất đáng quý. Nhờ ổng, tình trạng kẹt cầu hầu như không còn”, ông Nguyễn Văn Thế, ngụ ấp Nhơn Thọ 2, xã Nhơn Ái, hay qua lại cầu Tây Đô cho biết.

Góp phần giảm ùn tắc trên cầu

Ông Bùi Văn Sánh trực tiếp phân luồng, điều tiết giao thông khu vực cầu Tây Đô

Đầu năm 2019, Công an huyện Phong Điền chỉ đạo Công an xã Nhơn Ái và Công an thị trấn Phong Điền tham gia điều tiết, hướng dẫn giao thông khu vực 2 bên cầu Tây Đô. Ngày nào cũng vậy, ông Sánh là người đến rất sớm, có ngày một mình trực tiếp phân luồng.

Khi xe từ bờ thị trấn Phong Điền sang, phía bờ xã Nhơn Ái lên cầu bị kẹt xe, ông Sánh phải chạy tới, chạy lui rất vất vả, nhưng chẳng khi nào ông nề hà. Trong thời gian dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, thấy người tham gia giao thông không mang khẩu trang, ông còn hay nhắc nhở.

Những khi thấy xe ba gác mua phế liệu hoặc xe chở rác lên dốc cầu chậm, dễ gây ùn tắc giao thông, ông Sánh còn phụ đẩy xe.

“Tôi tự nguyện tham gia điều tiết, hướng dẫn giao thông khu vực dốc cầu Tây Đô. Quan trọng là giúp học sinh, sinh viên, cán bộ, công chức và người lao động không bị trễ giờ học, giờ làm... do kẹt xe tại cầu này”, ông chia sẻ về công việc của mình.

Khoảng 1,6 triệu đồng là số tiền phụ cấp đối với công an viên mà hàng tháng ông Sánh nhận được. Nhưng với ông, có ít xài ít. Vợ mất, con gái đi lấy chồng, ông sống đơn giản, một mình thui thủi. Đất vườn, ông hiến hết cho ngôi chùa cạnh đó, chỉ giữ lại cái nền nhà...

Thiếu tá Phùng Thanh Thời, Trưởng Công an xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền cho biết: “Từ đầu năm 2019 đến nay, ông Bùi Văn Sánh tình nguyện đứng chốt ngày 2 buổi tại dốc cầu này để trực tiếp phân luồng, hướng dẫn giao thông... Ông Sánh tham gia công tác trong lực lượng Công an xã rất nhiều năm, gia cảnh đơn chiếc nhưng vẫn đảm bảo công việc của cơ quan và sự phân công của Ban Chỉ huy. Sự nhiệt tình, năng nổ của ông đã góp phần giảm tình trạng ùn tắc giao thông trên cầu và khu vực dốc cầu Tây Đô”.

Cuối năm 2020, ông Sánh được nhận bằng khen của Chủ tịch UBND TP Cần Thơ về những đóng góp của mình trong công tác giữ gìn trật tự và ATGT…

Hàng năm, ông Bùi Văn Sánh đều được bình xét hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và được các ngành, các cấp tặng nhiều bằng khen, giấy khen khác; 5 năm liền ông Sánh đều đạt danh hiệu Chiến sĩ tiên tiến.

Cầu Tây Đô mới là 1 trong 8 công trình giao thông trọng điểm đã được HĐND TP Cần Thơ thông qua ngày 4/12/2020. Chiều dài toàn tuyến là 700,07m, trong đó, cầu bắc qua sông Cần Thơ có chiều dài 140,26m; rộng 22,5m, mặt cắt ngang cầu có 4 làn xe.

Dự án cầu Tây Đô do Sở GTVT TP Cần Thơ làm chủ đầu tư, có tổng vốn trên 208 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách TP Cần Thơ. Tiến độ thực hiện dự án từ năm 2021 - 2024. Tuy nhiên, từ khi phê duyệt đến nay, dự án vẫn chưa khởi công khiến nhiều người dân trông ngóng.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.