• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Chuyên gia bàn giải pháp kéo giảm tai nạn giao thông

14/12/2022, 19:13

Các chuyên gia đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm xây dựng văn hoá giao thông an toàn, trong đó nhấn mạnh, mỗi người dân là một giải pháp.

Tai nạn giao thông do đâu?

Chiều 14/12, Uỷ ban ATGT Quốc gia đã phối hợp với Báo Đại biểu nhân dân tổ chức toạ đàm trực tuyến “Xây dựng văn hoá giao thông an toàn ở đô thị”.

Quang cảnh buổi toạ đàm. Ảnh: Duy Thông

Ông Trần Hữu Minh, Chánh Văn phòng Uỷ ban ATGT Quốc gia cho biết, 11 tháng năm 2022, tính từ ngày 15/12/2021 đến 14/11/2022, toàn quốc xảy ra hơn 10.000 vụ tai nạn giao thông, làm chết 5.800 người, bị thương 6.973 người.

Lực lượng CSGT toàn quốc đang mở đợt cao điểm bảo đảm TTATGT, TTXH dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Quý Mão và các Lễ hội đầu xuân 2023 của lực lượng CSGT, từ ngày 15/11/2022 đến ngày 05/02/2023.

Trong đợt cao điểm này nhằm góp phần bảo đảm TTATGT trên cả 3 tuyến đường bộ, đường sắt và đường thủy; kịp thời phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và tập trung xử lý từ gốc các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến TNGT, nhất là các vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng; phòng ngừa, làm giảm ùn tắc giao thông; đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm hoạt động trên các tuyến giao thông; ngăn chặn và xử lý nghiêm các vụ tụ tập gây rối trật tự công cộng, đua xe trái phép...

“Nguyên nhân chính từng vụ TNGT sẽ do cơ quan điều tra kết luận, tuy nhiên đánh giá khái quát các vụ TNGT trong năm 2022, nguyên nhân trực tiếp vẫn là do lái xe vi phạm các quy tắc giao thông an toàn, không tuân thủ các quy định”, ông Minh nói và cho rằng cách tiếp cận này không có đột phá. Đăng sau hành vi là các điều kiện dẫn tới hành vi. Bởi vậy muốn thay đổi hành vi, phải thay đổi các nền tảng ảnh hưởng tới nhận thức và hành vi, cụ thể là quy định, quản lý, kết cấu hạ tầng, tổ chức giao thông, phương tiện người lái... và cả các yếu tố về quy hoạch.

Thượng tá Tạ Thị Hồng Minh, Phó trưởng phòng Hướng dẫn tuyên truyền và điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, Bộ Công an cho biết, qua công tác xử lý vi phạm và qua theo dõi thống kê nguyên nhân của các vụ TNGT, một trong những nguyên chính chiếm đến hơn 90%, là do ý thức của người tham gia giao thông, nhiều người có hành vi coi thường pháp luật về TTATGT hoặc có những người không hiểu biết pháp luật về TTATGT.

Khi không có lực lượng chức năng, đa số người dân không có ý thức tự giác chấp hành, lập tức xảy ra hiện tượng chen lấn, luồn lách, tính nhường nhịn khi tham gia giao thông rất kém. Những hạn chế này là khó khăn lớn cho lực lượng chức năng và thực tế không có lực lượng chức năng nào đủ quân số để rà chặn trên mọi tuyến đường với số phương tiện đông như thế.

Ông Trần Hữu Minh, Chánh VP Uỷ ban ATGT Quốc gia. Ảnh: Duy Thông

Cách nào xây dựng văn hoá giao thông an toàn?

Chia sẻ về giải pháp để xây dựng văn hoá giao thông an toàn, ông Trần Hữu Minh cho biết, trong công tác bảo đảm TTATGT, vai trò của cơ quan quản lý là lớn nhất và chủ đạo (vì đây là những cơ quan có nguồn lực, có chức năng nhiệm vụ quyền hạn...), và trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, các cơ quan đều thực hiện theo các quy định pháp luật, bởi vậy việc hoàn thiện về quy định, tạo các đột phá về thể chế là khâu quyết định với hoạt động bảo đảm TTATGT của lực lượng chức năng.

Về chủ thể bị quản lý (người dân, doanh nghiệp), theo ông Minh, mỗi cá nhân khi nhìn thấy bất cập thường cho rằng đây là trách nhiệm của cơ quan nhà nước, hoặc chờ đợi ai đó sẽ tới giải quyết trong khi chính mỗi người đều có thể là một phần của giải pháp.

“Dù là hành động rất nhỏ nhưng khi cả cộng đồng chung tay thì hiệu quả mang lại cho xã hội sẽ rất lớn và ngược lại, khi chúng ta thờ ơ với những điều sai dù là rất nhỏ thì hậu quả sẽ rất lớn”, ông Minh chia sẻ.

"Nếu chúng ta nhìn nhận văn hóa giao thông như vaccine có thể trị được tất cả những căn bệnh về giao thông thì có thể sẽ giải quyết tất cả mọi vấn đề. Có thể khẳng định, văn hóa giao thông không khác gì cương lĩnh trong Nghị quyết của Đảng.

Định nghĩa văn hóa giao thông từ trước đến nay là tổng hòa các giá trị về vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra trong lịch sử, trong lĩnh vực giao thông vận tải. Như vậy, tất cả những giá trị vật chất và tinh thần bao gồm cả những giá trị về vật thể và phi vật thể", Ông Khương Kim Tạo, Nguyên Phó Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia

Cũng theo ông Minh, việc nêu gương của người trưởng thành, đặc biệt là bố mẹ và phụ huynh rất quan trọng. Thực tế hiện nay, theo Nghị quyết của Chính phủ và triển khai của Bộ Giáo dục và Đào tạo nội dung ATGT đã được lồng ghép vào trong chương trình học của các cấp học. Đây là bước đi rất đúng đắn để xây dựng văn hóa giao thông bền vững. Tuy nhiên, để hình thành nhận thức, hành vi, thói quen tuân thủ pháp luật về trật tự ATGT, các kiến thức đó phải được chính trẻ kiểm nghiệm trong thực tế. Trẻ quan sát chính những người trưởng thành, đặc biệt là bố mẹ, ông bà và những người xung quanh trong quá trình tham gia giao thông... để học hỏi và làm theo.

Chúng tôi rất mong các bậc phụ huynh, ông bà, cha mẹ nói riêng và những người trưởng thành sẽ trở thành những tấm gương mẫu mực trong việc chủ động tìm hiểu và thực hiện đúng các quy định pháp luật về trật tự ATGT. Để mỗi người là “hạt nhân đỏ” chia sẻ lan tỏa các thông điệp về ATGT ngay trong gia đình và cộng đồng (đơn giản như việc đội mũ bảo hiểm, thắt dây an toàn hoặc dùng các thiết bị an toàn cho trẻ em trên xe ô tô, xe máy… đã uống rượu bia không lái xe và các quy tắc giao thông khác).

Chúng ta cần chú trọng hơn nữa việc giáo dục văn hoá giao thông cho mỗi thành viên trong gia đình, bạn bè và người thân. Mỗi cá nhân, mỗi gia đình hãy giáo dục về cách thức ứng xử có văn hóa với con em mình, góp phần xây dựng văn hóa giao thông cho thế hệ trẻ một cách hiệu quả và bền vững.

PGS. TS Phạm Mạnh Hà, Giám đốc Trung tâm Hợp tác đào tạo bồi dưỡng, Trường Đại học giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ảnh: Duy Thông

Đồng quan điểm, PGS. TS Phạm Mạnh Hà, Giám đốc Trung tâm Hợp tác đào tạo bồi dưỡng, Trường Đại học giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, muốn xây ý thức văn hoá và ý thức văn hoá giao thông thì phải bắt đầu từ nếp nhà và nếp trường.

“Thời gian học sinh ở trường rất nhiều, từ nông thôn tới thành phố, học sinh mất ít nhất 12 năm. Sau khi học xong 12 năm bước ra làm nghề, học đại học,... thì học sinh đã có ý thức tốt về trách nhiệm khi tham gia giao thông.

Việc đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục với từng lớp, từng cấp học tạo ra sự tác động nhất định tới nhận thức, thói quen của học sinh.

Trong khi đó, Nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Nguyễn Quốc Thắng cho rằng, đề cập nhiều đến ý thức từ xây dựng nếp nhà, nếp trường nhưng khi chấp hành pháp luật về giao thông nếu không có chế tài xử phạt nghiêm minh thì không thể mang lại được ý thức của người tham gia giao thông khi họ cố tình bỏ qua quy định của pháp luật.

“Theo tôi điều quan trọng là thực hiện chế tài đó như thế nào, chúng ta có thực hiện nghiêm không, đủ không, chúng ta có làm việc đó để nêu gương không? Trong lực lượng cảnh sát, đôi khi có những trường hợp chúng ta cần xử lý nghiêm và giáo dục ngay tại chỗ. Đây là một trong những nội dung khi xây dựng ý thức và cần phải có chế tài. Việc đòi hỏi hệ thống pháp luật hoàn thiện, hạ tầng hoàn thiện mới bắt đầu có ý thức thì rất khó. Bởi vậy, việc giáo dục văn hóa giao thông cần giáo dục ngay từ nếp nhà, xây dựng ý thức tự giác, đồng thời cần có chế tài xử phạt theo cùng”, ông Thắng chia sẻ.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.