• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Chung cư to "bóp nghẹt" phố nhỏ Hà Nội

22/03/2019, 06:30

Phố Triều Khúc, Hà Nội vốn chỉ là tuyến đường nhỏ, mặt đường rộng khoảng 6m nhưng rất nhiều dự án chung cư to chình ình được quy hoạch xây dựng.

Mật độ chung cư dày đặc gây áp lực khiến tuyến đường Triều Khúc ùn tắc liên tục

Điển hình là phố Triều Khúc vốn chỉ là tuyến đường nhỏ, mặt đường rộng khoảng 6m, nối từ đường Nguyễn Trãi vào làng Triều Khúc. Song hiện tại, rất nhiều dự án chung cư to chình ình vẫn được quy hoạch để xây dựng dọc tuyến gồm: Dự án chung cư PCC1 Thanh Xuân (số 44) đang xây dựng, dự kiến sẽ bàn giao khoảng 480 căn hộ vào năm 2020. Dự án Pandora Tower có 104 căn hộ thấp tầng đã đi vào hoạt động và đang triển khai giai đoạn 2 với khoảng 350 căn hộ chung cư. Dự án Diamond Blue (số 69) đang hình thành với khoảng 113 căn hộ.

Dự kiến, khi tất cả các dự án này đi vào hoạt động, dọc tuyến phố Triều Khúc sẽ có thêm hơn 1.000 căn hộ. Tính trung bình, mỗi căn hộ có 4 người, 2 xe máy, cứ 4 căn hộ có 1 ô tô, tương lai gần, con đường này sẽ phải “oằn mình” gánh thêm hơn 4.200 cư dân, khoảng 2.300 xe máy và ô tô các loại, nguy cơ giao thông trên tuyến đường bị “bức tử” là điều khó tránh khỏi.

Anh Nguyễn Hoài Dương, chủ nhà hàng tại số 66 Triều Khúc cho biết, từ năm 2017, khi dự án Pandora Tower bắt đầu bàn giao nhà, hàng loạt nhà hàng đổ về đây thuê căn hộ để kinh doanh, việc đi lại đã rất khó khăn. “Xe cộ đến các nhà hàng bày la liệt trên vỉa hè, ô tô từ chung cư đi ra choán 2/3 diện tích đi lại của phương tiện khác gây ách tắc liên tục”, anh Dương nói.

Trực tiếp lưu thông tại phố Triều Khúc sáng 20/3, ghi nhận của PV, mật độ phương tiện tại đây rất lớn, việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn ngay trong giờ thấp điểm, nhất là tại khu vực tập trung các tòa chung cư. Có những thời điểm chỉ cần 2 chiếc ô tô tránh nhau là lập tức dòng phương tiện phía sau bị chặn đứng, phải chôn chân chờ đợi đến hàng chục phút đồng hồ.

Chung cư san sát trên đường Triều Khúc

TS. Đào Ngọc Nghiêm, Phó chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội cho biết: “Các quy hoạch xác định rất rõ bên cạnh phát triển các khu đô thị phải đồng bộ phát triển hạ tầng kỹ thuật. Khi có quy hoạch giao thông đi trước phải đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, sau đó mới làm các khu đô thị mới. Tuy nhiên, trong phát triển đô thị hiện nay hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là giao thông lại đi sau các khu đô thị mới nên dẫn đến hiện tượng ùn tắc như ở phố Triều Khúc”.

Cũng theo TS. Nghiêm, trong quy hoạch đô thị hiện nay, các cấp quản lý cũng chưa có cơ chế chính sách khuyến khích các chủ đầu tư liên kết giữa hạ tầng giao thông với các khu vực xung quanh. Vấn đề phân bố dân cư chưa chú trọng phân bố theo trình tự ưu tiên cụ thể nên có những khu vực mật độ dân cư quá lớn gây áp lực với giao thông. Bài học ở tuyến đường Lê Văn Lương đã thấy rất rõ.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.