• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Chung cư chen chúc “bức tử” giao thông

05/11/2019, 07:16

Tuyến đường Lê Văn Lương phải “cõng” thêm hàng chục nghìn phương tiện từ hơn 6.000 căn hộ chung cư dọc hai bên đường.

Chung cư phát triển ồ ạt tạo áp lực lớn lên giao thông đường Lê Văn Lương

Năm 2010, đường Lê Văn Lương (Hà Nội) được thông xe với mục đích giảm tải cho trục đường huyết mạch Nguyễn Trãi. Tuy nhiên, chỉ sau gần một thập kỷ, mục tiêu ấy bị phá vỡ khi giao thông tuyến đường Lê Văn Lương phải “cõng” thêm hàng chục nghìn phương tiện từ hơn 6.000 căn hộ chung cư dọc hai bên đường.

Trực tiếp lưu thông trên tuyến đường này vào những ngày cuối tháng 10/2019, ghi nhận của PV Báo Giao thông, dù có chiều dài chỉ khoảng 2km nhưng hiện tại, con đường Lê Văn Lương có tới gần 40 dự án chung cư cao từ 25 - 35 tầng. Mỗi dự án có dân số lên đến hàng nghìn người, điển hình như: 18T1 và 18T2 Trung Hòa Nhân Chính (800 căn hộ), Star City (462 căn hộ), Hanoi Center Point (360 căn hộ), Handiresco Complex (336 căn hộ), Diamond Flower (200 căn hộ), Times Tower (252 căn hộ)…

Ước tính trung bình cứ 2 xe máy/1 căn hộ, 1 ô tô/4 căn hộ, có khoảng 13.000 xe máy và 1.600 ô tô đổ trực tiếp ra đường Lê Văn Lương mỗi ngày. Chưa kể, do nằm trên trục đường hướng tâm của Hà Nội ra các quận phía Tây Nam của Hà Nội, hàng ngày, đường Lê Văn Lương còn phải gánh thêm hàng chục nghìn phương tiện từ các tuyến phố dày đặc chung cư như: Nguyễn Tuân (khoảng 5.000 căn hộ), Lê Văn Thiêm (hơn 1.000 căn hộ, biệt thự).

Đáng nói, kể từ cuối năm 2016, TP. Hà Nội triển khai tuyến buýt nhanh BRT, 1/3 mặt đường trục Lê Văn Lương - Tố Hữu bị cắt ra dành cho buýt BRT. Quy định này cộng với sự phát triển ồ ạt của chung cư khiến giao thông trên tuyến Lê Văn Lương bị “bóp nghẹt”, giờ cao điểm, các phương tiện phải nhích từng mét. Tuyến đường giảm tải thành cung đường quá tải với “đặc sản” ùn tắc.

Tuy vậy, quan sát của PV cho thấy, thời điểm hiện tại, hàng loạt chung cư vẫn đang được cấp phép xây dựng trên đường Lê Văn Lương, điển hình là dự án: Manhattan Tower (327 căn hộ), Chung cư BRG Park Residence (khoảng 400 căn hộ), Chung cư tại nút giao Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến (388 căn hộ), Chung cư Golden Palm (405 căn hộ, mới hoàn thành)... Điều này đồng nghĩa, trong tương lai gần, tuyến đường chật hẹp này sẽ phải “cõng” thêm hơn 4.000 phương tiện.

Trao đổi với Báo Giao thông, GS.TS. Từ Sỹ Sùa, Cố vấn cao cấp Trường Đại học GTVT Hà Nội cho rằng, việc quá tải nghiêm trọng trên đường Lê Văn Lương là hệ quả của thực trạng diện tích đường sá “giậm chân tại chỗ” trong khi nhà cao tầng được cấp phép mọc lên như vũ bão.

“Đây cũng là hình ảnh phản chiếu sự thiếu đồng bộ của các cơ quan quản lý Hà Nội. Khi thực hiện quy hoạch chuyên ngành, Sở Xây dựng, Sở GTVT và các cơ quan liên quan khác mỗi bên đi theo một hướng dẫn đến việc tham mưu quy hoạch cho thành phố bị “lỗi”, GS. TS. Sùa nói và cho rằng, nếu bất cập này tiếp tục diễn ra, không chỉ đường Lê Văn Lương mà trục đường Tố Hữu kế tiếp cũng sẽ tiếp tục vấp phải “vết xe đổ”, giao thông trên trục đường hướng tâm bị “bức tử” là chuyện sớm muộn.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.