• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Chủ tàu, thuyền viên chưa biết "sợ" cướp biển

24/01/2015, 02:05

Tình trạng cướp biển thực sự “nóng” và có xu hướng gia tăng tại eo biển Malacca, Indonesia, Nam Biển Đông.

62
Ông Phạm Thanh Trường

Giảm ở châu Phi, tăng ở Đông Nam Á

Vài năm trước, tàu biển Việt Nam chủ yếu bị cướp tại vùng biển qua khu vực châu Phi, nhưng gần đây lại bị tấn công cả ở khu vực biển Đông Nam Á, không phải là “điểm nóng”. Theo ông là vì sao?

Theo dữ liệu mà chúng tôi có được, hiện nay các điểm nóng về nguy cơ cướp biển cao trên thế giới gồm khu vực Đông Nam Á, eo biển Malacca, vùng biển Ả Rập, vịnh Eden, bờ biển Somali và khu vực châu Phi. So với những năm trước, số vụ cướp tàu trong năm 2014 không tăng nhiều, nhưng đáng lo là số vụ đột nhập lên tàu lại gia tăng ở khu vực Đông Nam Á.

"Mới đây, Cục Đăng kiểm VN đã có văn bản gửi đến tất cả các DN quản lý tàu biển hoạt động tuyến quốc tế, đặc biệt là các công ty quản lý sỹ quan, thuyền viên, hướng dẫn cụ thể và đề nghị tăng cường thực hiện kế hoạch an ninh tàu biển”

Ông Phạm Thanh Trường

Cụ thể tại khu vực Đông Nam Á, Tổ chức quốc tế về phòng chống cướp biển thống kê có hơn 150 vụ trộm cắp và cướp tàu, trong đó có 13 vụ tấn công tàu chở dầu đang trên hành trình. Đối với tàu biển Việt Nam, chỉ trong hai tháng cuối năm 2014 xảy ra hai vụ cướp và một trường hợp thuyền viên của Việt Nam bị cướp bắn chết. Còn các vụ trộm cắp xảy ra chủ yếu tại vùng neo đậu, điều động tàu trong vùng nước cảng biển, lấy đi dầu, trang thiết bị của tàu như: Sơn, dây buộc tàu, tư trang của thuyền viên… Trong khi đó, tại khu vực châu Phi xảy ra khoảng 50 vụ, gồm 43 vụ ở Tây Phi và 7 vụ ở vùng vịnh Eden. Số vụ cướp nơi đây giảm do hải quân các nước đã tăng cường tuần tra, chủ tàu cũng thuê lực lượng chuyên nghiệp bảo vệ tàu.

Rõ ràng cướp biển ở vùng Đông Nam Á đã tăng lên, nhưng tính chất các vụ cướp có gì khác so với vùng biển ở châu Phi, chẳng hạn như Somali, thưa ông?

Tính chất cướp biển ở khu vực biển châu Phi vẫn nguy hiểm hơn Đông Nam Á, vì ngoài cướp hàng hóa, tài sản, mục đích chính của chúng là bắt giữ thuyền viên làm con tin để đòi tiền chuộc. Còn tại Đông Nam Á, cướp chủ yếu là lấy dầu, lấy tài sản của tàu, thuyền viên.

Do mục đích của chúng là cướp dầu, tài sản, nên có vài vụ cướp sau khi đột nhập lên tàu đã bỏ đi vì nhầm mục tiêu. Dẫu vậy, một khi cướp đã lên tàu là sự đe dọa an toàn của thuyền viên. Bởi chỉ cần một tình huống bất ngờ xảy ra cũng có thể khiến mọi việc diễn biến xấu. Vụ một thuyền viên Việt Nam bị cướp bắn chết đã cho thấy điều đó.

61

Lực lượng an ninh Malaysiabắt giữ một nhóm cướp biển Indonesiahoành hành trên khu vực biển Đông

Chủ tàu, thuyền viên chưa coi trọngan ninh tàu biển

Thực tế, tàu biển Việt Nam hoạt động quốc tế đều có trang thiết bị và kế hoạch an ninh tàu biển để phòng chống cướp biển. Ông đánh giá thế nào về việc tuân thủ kế hoạch của chủ tàu, thuyền viên Việt Nam?

Phân tích tình hình chung và những vụ việc cụ thể xảy ra đối với tàu biển Việt Nam cho thấy, nhiều chủ tàu và thuyền viên chưa thực hiện tốt các nhiệm vụ an ninh trên tàu. Đội ngũ sỹ quan, thuyền viên chưa nhận thức thực sự về nguy cơ cướp biển, dẫn đến thiếu chỉ đạo và các biện pháp an ninh nâng cao khi tàu đi qua khu vực nguy hiểm. Còn trên tàu, thiếu sự đôn đốc của thuyền trưởng, sỹ quan an ninh tàu, từ đó thiếu các biện pháp cảnh giới.

Ông có khuyến cáo cụ thể nào với chủ tàu, thuyền viên để phòng ngừa cướp biển?

Một số loại tàu có nguy cơ cao bị cướp biển đột nhập gồm: Tàu cỡ nhỏ và trung bình, chở dầu sản phẩm, dầu cọ, tàu có mạn khô và tốc độ hành trình thấp… Khi đi qua các khu vực nguy hiểm hiện nay như: Eo biển Malacca, vùng biển Indonesia, Nam Biển Đông, cố gắng điều chỉnh kế hoạch để đi vào ban ngày, đi theo nhóm, tránh xa các khu vực có nhiều đảo nhỏ, tàu nhỏ, tàu cá. Đội ngũ thuyền viên trên tàu phải tuân thủ các biện pháp an ninh tăng cường, cảnh giới để chống cướp biển tiếp cận, xâm nhập tàu từ xa. Trường hợp cướp đã lên tàu cần dùng mọi biện pháp báo động, liên lạc với cơ quan chức năng và bảo vệ tính mạng từ xa.

Cảm ơn ông!

Huy Lộc (Thực hiện)

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.