• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Báo giao thông ATGT địa phương

Chủ đầu tư dự án đường 700 tỷ ở Hà Nam nói gì về việc "bỏ quên" ATGT?

ATGT địa phương

Chủ đầu tư dự án đường 700 tỷ ở Hà Nam nói gì về việc "bỏ quên" ATGT?

11/05/2022, 17:06

Sau khi Báo Giao thông phản ánh về việc thi công dự án đường nối cao tốc ở Hà Nam "bỏ quên" ATGT, chủ đầu tư dự án đã vào cuộc chấn chỉnh.

Sau khi Báo Giao thông phản ánh việc thi công dự án xây dựng tuyến đường bộ nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình "bỏ quên" vấn đề đảm bảo ATGT và có dấu hiệu tiếp tay cho xe quá tải thì phía chủ đầu tư cho biết đã kiểm tra và làm rõ các vấn đề báo nêu.

Những chiếc xe cơi nới thành thùng có dấu hiệu chở quá tải trọng đổ VLXD vào công trường

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Đỗ Huy Tuấn - Phó giám đốc Ban Quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông tỉnh Hà Nam cho biết: Sau khi tiếp nhận phản ánh của Báo Giao thông, Sở và Ban đã đi kiểm tra thực tế. Đúng là trên công trường, nhà thầu có bố trí cọc tiêu nhưng không có dải phân làn. Phương tiện chở VLXD phục vụ cho dự án do phía nhà thầu ký hợp đồng với đơn vị khác cung ứng và có dấu hiệu cơi nới, chở quá tải. Còn nội dung phản ánh không có tư vấn giám sát, cán bộ kỹ thuật ở vị trí thi công cắm bấc thấm xử lý nền đất yếu là thời điểm đó họ di chuyển đến vị trí khác, làm việc ở hạng mục khác.

Những cọc tiêu đổ rạp trước các lối ra vào công trình thi công nhưng không được khắc phục

"Riêng đối với dải phân làn, cọc tiêu, qua kiểm tra đúng là có những đoạn chưa đáp ứng được yêu cầu. Trước kia, phía nhà thầu dùng dải phân làn nối các cọc tiêu nhưng do lưu lượng phương tiện lớn qua lại, gió cuốn đứt dây tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT nên phía nhà thầu đang đề nghị sẽ chôn cứng các cọc tiêu để đảm bảo ATGT. Về việc không có người phân làn, phân luồng như trong hồ sơ cấp phép thi công tại thời điểm Báo phản ánh là có thật. Chúng tôi cũng đang yêu cầu nhà thầu thi công, đơn vị tư vấn giám sát báo cáo và họp với chủ đầu tư để tổ chức kiểm điểm trách nhiệm, rút kinh nghiệm trong sự việc này", ông Tuấn nói.

Qua kiểm tra thực tế, chủ đầu tư dự án xác nhận có những đoạn trên tuyến, hệ thống cọc tiêu không đáp ứng được yêu cầu đảm bảo ATGT

Theo Ban Quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông tỉnh Hà Nam, dự án thành phần II (giai đoạn 2) xây dựng tuyến đường bộ nối hai cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình do Sở GTVT tỉnh Hà Nam làm chủ đầu tư được khởi công từ tháng 2/2022, dự kiến hoàn thành năm 2023.

Ban đầu dự án có tổng mức đầu tư hơn 700 tỷ đồng nhưng theo dự toán thực tế là hơn 500 tỷ đồng. Dự án do Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường thực hiện thi công. Còn đơn vị TVGS gồm Liên danh Công ty cổ phần thương mại đầu tư và xây dựng Thái Sơn và Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông Hà Nam.

Theo hợp đồng đã ký với chủ đầu tư, gói tư vấn giám sát có giá trúng thầu trên 4,8 tỷ đồng. Gói xây lắp với Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường trên 511 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí để đảm bảo ATGT khoảng 7,3 tỷ đồng.

Trong hồ sơ cấp phép thi công của đơn vị, nhà thầu có biện pháp đảm bảo ATGT và có kinh phí cho việc này. Tuy nhiên thực tế, lại không bố trí người cảnh giới đảm bảo giao thông cho các phương tiện ra, vào đổ VLXD.

Tính đến thời điểm hiện tại, nhà thầu đang tiến hành thi công nền đường và xử lý nền đất yếu. Khối lượng xây lắp của dự án đã giải ngân được 90 tỷ đồng, so với kế hoạch đăng ký với Bộ GTVT về tình hình giải ngân theo tháng thì hiện nay đang vượt tiến độ.

Qua trao đổi, đại diện Công ty Minh Trí (đơn vị có xe cơi nới thành thùng, chở VLXD cho dự án) cam kết sẽ chấn chỉnh ngay việc lái xe khi chở vật liệu không che chắn, phủ bạt. Đồng thời, sẽ đưa các phương tiện khác thay thế cho các xe có thành thùng không đúng thiết kế ban đầu.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.