• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Chòng chành những chuyến đò chở học sinh ở Hà Tĩnh

28/09/2017, 10:20

Các em học sinh ở hai thôn Liên Hòa và Liên Châu phải phó mặc sinh mệnh trên những chuyến đò tới trường.

10

Mỗi lần qua đò là một lần các em học sinh thôn Liên Châu và Liên Hòa đánh cược tính mạng với “hà bá”

Muốn đến trường phải lụy đò

4h30 sáng, trời vẫn còn tối, em Nguyễn Thị Hồng Thơm (13 tuổi, ở xã Đức Liên, huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã một mình đi xe đạp điện trên con đường làng quanh co rồi chạy thẳng ra bến đò. Chưa đến 5h mà bến đò đã đầy người và xe cộ. Đúng 5h, ông Nguyễn Văn Ý, người lái đò bắt đầu cho đò rời bến. Đò chật kín người và xe, không một ai mặc áo phao, vài ba cái phao cầm tay cũng quăng lăn lóc ở dưới lòng đò.

Ông Nguyễn Văn Ý, chủ đò thôn Liên Hòa thanh minh: “Chính quyền cũng thường xuyên nhắc nhở phải chở đúng số người (10 người) và mặc áo phao theo đúng quy định nhưng người đi đò thì đông, một mình tôi không kiểm soát được hết. Còn về áo phao, mùa đông các cháu cũng có mặc, mùa hè nắng nóng quá, bắt cũng không cháu nào chịu mặc”.

Hiện, Hà Tĩnh có 7 bến đò với 8 đò ngang dân sinh, 1 bến ở huyện Nghi Xuân đã được cấp phép, 6 bến còn lại chưa đủ điều kiện cấp phép. Sở GTVT Hà Tĩnh đang đôn đốc các địa phương đầu tư xây dựng bến đủ tiêu chuẩn cấp phép. Trong 8 đò ngang có 5 đò đã được đăng ký, đăng kiểm (Nghi Xuân 2 đò, Hương Khê 3 đò) ; 1 đò ở Hương Sơn thuộc diện đăng ký, không phải đăng kiểm.

Con đò gỗ chòng chành theo nhịp chèo, chống đò của ông Ý. Thi thoảng, ông Ý phải quát đám học sinh hồn nhiên nghịch ngợm, trêu đùa nhau trên đò: “Mấy đứa bây có ngồi im không? Lật đò chết cả lũ bây giờ!”.

Sau khi lỡ một vài chuyến đò, Thơm đã sang được bên kia bờ. Em cho biết, hôm nào học 1 buổi thì 2 lần, còn học cả ngày thì 4 lần đi đò. “Lúc bé thì bố mẹ đưa em qua đò, khi biết đi xe đạp thì em một mình qua đò tới lớp. Lúc đầu em cũng sợ lắm, nhưng sợ cũng phải đi, vì không có đường khác tới trường”, Thơm tâm sự.

Theo thống kê của UBND xã Đức Liên, hơn 200 em học sinh 4 cấp (mầm non, tiểu học, THCS và THPT) ở 2 thôn Liên Hòa và Liên Châu muốn tới trường đều phải qua đò. “Đi đò ở đây, bạn nào cũng vài lần rơi xuống nước, nhưng bọn cháu đều biết bơi mà”, em Võ Thị Mây, học sinh lớp 10 trường THPT Cù Huy Cận khoe.

Mơ ước về một cây cầu

Ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Đức Liên cho biết, cách đây mấy chục năm, ở bến đò Liên Châu (cách bến đò Liên Hòa khoảng 500m) xảy ra một vụ đắm đò khiến hơn 40 người dân địa phương tử vong. Mới nhất, vào tháng 11/2011, cũng tại bến này, 3 chiến sỹ công an đã tử vong do lật đò trong chuyến điều tra vụ trộm thiết bị đường sắt. Riêng với bến đò Liên Hòa, tuy chưa có tai nạn chết người, nhưng chuyện các cháu học sinh sơ sảy rớt xuống nước lúc đò cập bờ thì đã xảy ra rất nhiều.

Ông Phan Ngọc Quyết, Chánh Thanh tra Sở GTVT Hà Tĩnh cho biết, trong hai ngày 13 và 14/9 vừa qua, đơn vị đã đi kiểm tra, phát hiện hai bến đò ở xã Đức Liên (Vũ Quang) người lái đò có chứng chỉ, đò thuộc diện không phải đăng kiểm nhưng đò được trang bị mới chưa có hồ sơ thủ tục theo quy định. Trước thực tế này, Thanh tra Sở đã lập biên bản và đình chỉ hoạt động hai bến đò, giao UBND xã Đức Liên thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động, nếu xảy ra sự cố thì UBND xã phải chịu trách nhiệm.

Tuy nhiên, ông Hùng cho biết: “Là người đứng đầu địa phương cũng là hàng xóm, ngày ngày nhìn cảnh hàng trăm học sinh và người dân phải qua lại trên những chuyến đò mong manh, tôi lo lắm. Nhưng chưa có chiếc cầu thì người dân vẫn phải lụy đò thôi”.

Theo ông Hùng, hiện có 250 hộ dân với hơn 1.300 nhân khẩu ở hai xóm “ốc đảo” Liên Châu - Liên Hòa và 250 hộ dân ở thôn Tân Lệ - Bình Quang, với khoảng 1.000 nhân khẩu có đất nông nghiệp nằm ở bên kia sông hàng ngày phải lụy đò. “Sớm có một cây cầu là mơ ước lớn nhất của Đảng bộ và nhân dân nơi đây”, ông Hùng chia sẻ.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.