• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Chở quá tải trọng trục sẽ bị phạt nặng từ hôm nay

01/01/2017, 17:06
image

Từ hôm nay (1/1/2017), hành vi chở quá tải trọng trục, quá khổ giới hạn của cầu, đường chính thức có hiệu lực.

1

Xe vi phạm chở quá tải tải trọng trục sẽ bị phạt cao nhất lên tới 16 triệu đồng.

Theo ông Đặng Văn Chung, Phó Vụ trưởng Vụ ATGT (Tổng cục Đường bộ VN) cho biết, việc xử phạt vi phạm tải trọng trục lần này được nâng lên tương tự vi phạm chở quá tải. Nghị định 46/2016 có hiệu lực từ ngày 1/8/2016, tuy nhiên hành vi quá tải trọng trục này được lùi thời hạn xử phạt đến ngày hôm nay 1/1/2017 theo đề nghị của Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam.

"Việc phá đường chủ yếu do trục xe, tổng tải trọng xe mà vượt thì trục xe cũng vượt tải trọng cho phép. Có trường hợp tổng tải trọng xe không vượt nhưng nếu xếp hàng lệch thì trục vẫn vượt. Chính vì vậy, Nghị định 46 lần này đưa vào xử phạt hành vi vi phạm này", ông Chung nói.

Cụ thể: Điểm d Khoản 3 Điều 33 về xử phạt người điều khiển xe bánh xích; xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn của cầu, đường (kể cả xe ô tô chở hành khách) quy định: Phạt tiền từ 3–5 triệu đồng nếu điều khiển xe mà tổng trọng lượng của xe hoặc tải trọng trục xe vượt quá mức cho phép của cầu, đường trên 20%-50%, trừ khi có Giấy phép lưu hành có giá trị sử dụng.

Khoản 4 Điều này cũng quy định: Phạt tiền từ 5–7 triệu đồng đối với các hành vi vi phạm điều khiển xe mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe) vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên 50% đến 100%, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng; Điều khiển xe có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng nhưng tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe nếu có) vượt quá quy định trong Giấy phép lưu hành.

Khoản 5 Điều 33 quy định: Phạt tiền từ 7–8 triệu đồng đối với hành vi điều khiển xe mà tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe, người được chở trên xe) vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường trên trên 100% đến 150%, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng.

Tương tự, Khoản 6 Điều này cũng xử phạt tiền từ 14–16 triệu đồng nếu điều khiển xe mà tổng trọng lượng của xe hoặc tải trọng trục xe vượt quá mức cho phép của cầu, đường trên 150%, trừ khi có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng.

"Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường từ 3-5 tháng và bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: Buộc phải hạ phần hàng quá tải, dỡ phần hàng quá khổ theo hướng dẫn của lực lượng chức năng tại nơi phát hiện vi phạm; nếu gây hư hại cầu, đường phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra", ông Chung nói.

 Xem thêm Video

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.