• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Chó, chim, cần cẩu - muôn kiểu uy hiếp an toàn bay

13/04/2017, 11:05

Thời gian gần đây, những câu chuyện tưởng chừng hy hữu lại liên tục xảy ra, uy hiếp an toàn hoạt động bay.

an toan bay

Ảnh minh họa

Gần đây nhất, hồi đầu tháng 4, như Báo Giao thông đã đưa tin, 2 máy bay của Vietnam Airlines có số hiệu VN112 và VN1910 đang tiếp cận hạ cánh đầu Nam (35R) sân bay Đà Nẵng đã phải bay chờ vì kiểm soát viên không lưu bất ngờ phát hiện ngay sát sân bay có công trình xây dựng sử dụng cần cẩu, giàn phun bê tông có chiều cao có thể vi phạm tĩnh không.

2 máy bay này sau đó đã phải đổi chiều hạ cánh ở đầu đường băng 17L để “né” cần cẩu. Theo một cơ trưởng kỳ cựu, tại sân bay Đà Nẵng, máy bay thường hạ cánh đầu Nam 35R. Trong tình huống khẩn cấp, máy bay cũng có thể hạ cánh tại đầu Bắc. Tuy nhiên, việc phải hạ cánh tại đầu Bắc (17L) như tình huống của VN112 và VN1910 là không thuận lợi do máy bay “chui” qua khe núi.

Cũng liên quan đến bay vòng, chuyện thật như đùa đã xảy ra tại sân bay Điện Biên hồi cuối tháng 2, khi một chuyến bay của Hãng hàng không VASCO (chi nhánh Vietnam Airlines) chuẩn bị hạ cánh thì nhân viên an ninh hàng không tại đây phát hiện một con chó chạy trên đường băng. Phi công sau đó đã phải bay lại vòng 2 và hạ cánh muộn 15 phút so với kế hoạch. Tình trạng vật nuôi xâm nhập khu bay không chỉ có tại sân bay Điện Biên. Tại CHK quốc tế Cát Bi, lực lượng chức năng cũng phát hiện tới 6 vụ việc vật nuôi xâm nhập vào khu bay, gây uy hiếp an toàn hoạt động bay. Đặc biệt, tại sân bay Tân Sơn Nhất – CHK đông đúc nhất cả nước, chỉ trong quý I/2017, lực lượng chức năng đã phát hiện 10 vụ chó xâm nhập vào khu bay, trong đó có lần máy bay phải chờ đuổi chó mới được cất/hạ cánh.

“Hôm 9/2, chuyến bay VN208 của VNA chở khách đi Hà Nội đang ra đường băng thì phát hiện có chó trên đường băng 25L. Một chuyến bay khác của Jetstar Pacific có số hiệu BL781 đi Hà Nội cũng phải bay lại vì phát hiện có chó ở đầu đường băng 25R. Khi có lực lượng xua đuổi, con chó này chạy qua đường băng 25L và tiếp tục chạy qua đường lăn E2 về sân đỗ và chạy qua cổng 8 ra khỏi khu bay, lúc đó BL781 mới được cất cánh”, nguồn tin tại Tân Sơn Nhất cho biết.

Hy hữu hơn, theo phản ánh của một số phi công thì thời gian qua, tại sân bay Tân Sơn Nhất thậm chí còn nhiều lần xuất hiện hàng đàn chim bồ câu bay vào sân đậu tàu bay. Nhà chức trách hàng không tại đây sau đó đã phát hiện nhiều hộ dân ở đường Đồ Sơn, Sầm Sơn (phường 4), đường Yên Thế (phường 2), đường Phạm Văn Bạch (phường 15, quận Tân Bình) và một số hộ gia đình khu vực đường Thống Nhất (phường 10), đường Nguyễn Văn Công (phường 3), quận Gò Vấp... mặc dù đã được nhắc nhở, tuyên truyền, vận động nhưng vẫn nuôi chim bồ câu.

Ông Trần Doãn Mậu, Giám đốc Cảng vụ Hàng không miền Nam thừa nhận, thời gian qua thường xảy ra hiện tượng chim bồ câu đậu cả đàn trong khu hoạt động bay, chó xông ra đường băng hay tình trạng thả diều, chiếu đèn laze vào buồng lái tàu bay trên địa bàn một số đơn vị, quận, khu vực trọng điểm liên quan trục đường hạ/cất cánh của tàu bay hoạt động tại CHK quốc tế Tân Sơn Nhất làm ảnh hưởng đến hoạt động của tàu bay. Ông Mậu đề xuất thiết lập và duy trì chặt chẽ liên lạc, trao đổi thông tin hai chiều giữa các cơ quan, đơn vị tại CHK với các cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương thông qua hệ thống điện thoại đường dây nóng, điện thoại trực ban của các cơ quan, đơn vị quản lý địa bàn để kịp thời thông báo, cử lực lượng phối hợp tuyên truyền, tuần tra, kiểm tra, ngăn chặn và kiên quyết xử lý các hành vi gây ảnh hưởng đến an toàn hoạt động bay.

Cùng đó, ông Mậu cũng kiến nghị cơ quan chức năng hỗ trợ kinh phí cho địa phương để triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, thực hiện các giải pháp như cắm các biển cảnh báo/banner, in áp phích, tờ rơi, bản tin… triển khai đến từng khu phố, tổ dân phố, hộ dân cư… trên địa bàn và các quận, huyện có đường bay qua.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.