• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Chấn chỉnh công tác cứu hộ, cứu nạn đường sắt

19/03/2015, 15:15

Những vụ TNGT đường sắt nghiêm trọng gần đây càng cho thấy sự cần thiết phải chấn chỉnh công tác cứu hộ, cứu nạn...

71
Cẩu cứu hộ Kirow ứng cứu vụ tai nạn đường sắt tại Quảng Trị bị đổ khiến thời gian khắc phục sự cố kéo dài - Ảnh: Xuân Huy

Vụ TNGT đường sắt nghiêm trọng tại huyện Hải Lăng, Quảng Trị xảy ra đêm 10/3, cùng hàng trăm vụ việc gây mất an toàn đường sắt trước đó, càng cho thấy sự cần thiết phải chấn chỉnh công tác cứu hộ, cứu nạn để giảm thiểu thiệt hại.

Mổ xẻ yếu kém cứu hộ đường sắt

Hôm qua (18/3), Thứ trưởng GTVT Nguyễn Ngọc Đông đã chủ trì cuộc họp để chấn chỉnh công tác cứu hộ, cứu nạn đường sắt. Cuộc họp chỉ cách ít ngày sau vụ TNGT đường sắt nghiêm trọng tại khu gian Diên Sanh, Quảng Trị khiến một lái tàu tử vong, ba người bị thương, lật ba toa xe và hư hỏng một ô tô tải. Đầu máy kéo đoàn tàu hư hỏng nặng, tự trôi gần 2 km sau cú đâm mạnh vào xe ô tô tải chở đất cố tình băng qua đường ngang lúc 21h41 tối 10/3.

"Các đơn vị phải xác định ATGT đường sắt là trọng tâm. Phải xác định những việc ưu tiên, phối hợp với địa phương không để phát sinh đường ngang dân sinh và có biện pháp đảm bảo an toàn tại các đường ngang cũ”.

Thứ trưởng GTVT
Nguyễn Ngọc Đông

Trong vụ tai nạn này, công tác cứu hộ, cứu nạn kéo dài gần một ngày đêm ròng rã, khiến 15 đoàn tàu bị chậm và hủy bỏ, thiệt hại lên tới nhiều tỷ đồng. Tuy nhiên, điều đáng nói là lẽ ra công tác cứu hộ và giải phóng đường chỉ kéo dài đến 8h sáng hôm sau, nghĩa là chỉ sau khi xảy ra vụ tai nạn khoảng gần 12 tiếng có thể thông đường. Tuy nhiên, để làm được điều này các lực lượng đã phải mất 24 giờ. Ông Nguyễn Văn Doanh, Phó Cục trưởng Cục Đường sắt VN cho biết, khi đến nơi xảy ra tai nạn, cẩu cứu hộ Kirow chưa kịp cứu hộ đã lại bị lật ngang đường ray nên đội cứu hộ lại phải thêm việc… cứu hộ cẩu cứu hộ.

Ông Đoàn Duy Hoạch, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt VN (VNR) cũng thừa nhận việc này và cho biết, lẽ ra chỉ đến 8h sáng hôm sau là xong cứu hộ nhưng do cẩu Kirow bị lật nên việc cứu hộ mới kéo dài thế.

Ông Doanh cho biết thêm, tại hiện trường hôm đó chỉ cần điều cẩu đường bộ là có thể đưa được toa xe bị lật ra khỏi đường ray và sớm thông đường, không cần thiết phải điều cẩu chuyên dụng đường sắt 100 tấn Kirow vừa gây lãng phí vừa mất thời gian do phải di chuyển xa. Hơn nữa, có quá nhiều người chỉ huy nên chả biết nghe ai.

“Theo tôi, tại hiện trường chỉ nên có một đầu mối chỉ huy thôi, tránh trường hợp như vừa rồi”, ông Doanh nói và đề xuất đối với những vụ tai nạn như vừa qua chỉ cần điều cẩu cứu hộ đường bộ 100 tấn đến là giải quyết được rất nhanh chóng. Cẩu cứu hộ chuyên dụng Kirow chỉ nên sử dụng tại những nơi cẩu đường bộ không thể vào được.

Thêm biện pháp cảnh báo các tài xế

Theo ông Doanh, tăng cường ứng phó và cứu hộ đường sắt là rất cần thiết, nhưng cần xử lý được yếu tố gây tai nạn tại đường ngang. “Qua nhiều vụ TNGT đường sắt, như vụ xảy ra ở Nam Định vào tháng 9 năm ngoái hay vụ mới đây ở Quảng Trị, chúng tôi thấy do đường bộ song song với đường sắt ở khoảng cách gần nên khi xe ô tô trên đường bộ quặt vào đường ngang sẽ chậm phát hiện được tàu hỏa đang đến dù có tín hiệu cảnh báo, nên dễ bị tai nạn. Cục Đường sắt sẽ sớm nghiên cứu tham mưu thêm biện pháp cảnh báo cho các tài xế”, ông Doanh nói.

Đồng quan điểm, Phó Vụ trưởng Vụ Vận tải Nguyễn Ngọc Dũng kiến nghị, cần có một Chỉ thị về đảm bảo ATGT tại các đường ngang, trong đó tập trung quy trình công tác cứu hộ và cứu nạn đường sắt gắn trách nhiệm của địa phương để đảm bảo kịp thời, tránh thiệt hại.

Thống kê cho thấy từ cuối năm 2014 đến nay đã xảy ra 108 vụ tai nạn và sự cố đường sắt tại các đường ngang, làm chết 48 người và bị thương 62 người; tăng 20 vụ, tăng 9 người chết và tăng 7 người bị thương so với cùng kỳ năm ngoái. Khoảng gần 67% số vụ này xảy ra tại các đường dân sinh trái phép tự mở qua đường sắt. Tuyến đường sắt Hà Nội – TP Hồ Chí Minh chiếm tỷ lệ cao nhất với khoảng 80% số vụ.

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông yêu cầu các đơn vị không thể bằng lòng với các việc đã làm được trong giảm TNGT đường sắt thời gian qua. Công tác cứu hộ, cứu nạn mặc dù đã được tổ chức kiện toàn và được xem như là một chuyển dịch lớn, tuy nhiên mô hình hoạt động chưa hoàn thiện, việc đầu tư trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn, tính chuyên nghiệp, tập huấn nghiệp vụ, phối hợp với các bộ phận cứu hộ cứu nạn khác còn nhiều hạn chế nên việc cứu hộ mất rất nhiều thời gian.

Đối với công tác cứu hộ, cứu nạn đường sắt, Thứ trưởng yêu cầu VNR tiếp tục kiện toàn tổ chức, mô hình hoạt động cũng như hoàn thiện các quy định cứu hộ, cứu nạn. Xác định lại vai trò chỉ huy cứu hộ, rà soát lại quy trình cứu hộ, cứu nạn, cái nào thuộc trách nhiệm địa phương, cái nào của ngành để nâng cao hiệu quả.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.