• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Cầu sập sau bão, người dân dùng thân cây để vượt dòng nước xiết

02/11/2019, 17:28

Sau bão số 5, cầu An Liên (huyện An Lão, Bình Định) bị gãy 2 nhịp, người dân liều mình dùng thân cây bắc qua để vượt sông.

Người dân dùng thân cây để ghép làm cầu vượt sông Dinh. Ảnh: A.Quốc

Ngày 2/11, ông Phạm Văn Nam, Chủ tịch UBND huyện An Lão (Bình Định), cho biết: Sau bão số 5, từ sáng 31/10, trên sông Dinh xuất hiện trận lũ lớn. Do ảnh hưởng của dòng nước xiết, 2 nhịp cầu An Liên (xã An Dũng, huyện An Lão) bị đánh sập. Từ đó đến nay, người dân qua lại đoạn sông này trên những thân cây.

Được biết, cầu An Liên nằm trên tuyến giao thông huyết mạch nối các xã An Dũng, An Vinh về khu vực trung tâm huyện An Lão. Cầu An Liên bị gãy khiến gần 1.200 hộ dân bị cô lập. Do đó, để di chuyển, người dân đã dùng những thân cây cau ghép nối lại với nhau và dùng một đoạn dây căng từ bờ bên này sang bên kia làm tay vịn để đi qua sông. Điều này rất nguy hiểm, nhất là hiện nay đang có nước chảy xiết do ảnh hưởng sau bão và lũ.

Nước lũ tràn qua khiến 2 nhịp cầu An Liên bị gãy. Ảnh: Dinh Van Lo

Ông Đinh Văn Lớ, Chủ tịch UBND xã An Dũng, cho biết cầu An Liên bắc qua sông Dinh dài khoảng 100m, rộng 4m, có 3 nhịp, xây cách đây hơn 20 năm.

"Từ khi cầu sập đến nay, đời sống của người dân bị ảnh hưởng rất nhiều, nước sông dâng lên thường xuyên, nước chảy xiết nên việc qua lại ở những đoạn cầu ghép rất nguy hiểm. Hiện, nhiều thầy cô và học sinh vẫn phải nghỉ học, chưa thể đến trường vì lũ chia cắt", ông Lớ nói.

Còn ông Phạm Văn Nam, Chủ tịch UBND huyện An Lão cho biết, đã cử công an huyện, xã trực tại cầu để hướng dẫn bà con đi lại. Đồng thời, trước mắt Sở GTVT Bình Định đã đồng ý hỗ trợ cho huyện An Lão một số dầm sắt chữ Y làm cầu tạm cho xe đạp, xe máy qua lại.

"Tuy nhiên, hiện tại ở địa phương còn mưa và nước sông Dinh dâng cao nên ngay khi nước rút sẽ cho triển khai thực hiện cầu tạm chữ Y ngay để đảm bảo an toàn cho người dân qua lại khu vực", ông Nam nói.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.