• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

“Cát tặc” phá nát hệ thống kè sông Lô

03/04/2020, 13:30

Tình trạng khai thác cát trái phép trên sông Lô làm sạt lở nghiêm trọng hệ thống kè chỉnh luồng đường thủy.

Phươn tiện thủy tập trung đông đúc tại sông Lô đoạn mỏ khai thác cát, nơi có cụm kè bị sạt lở.jpg

Tình trạng khai thác cát trái phép trên sông Lô không những ảnh hưởng tới đất canh tác nông nghiệp của người dân mà còn làm sạt lở nghiêm trọng hệ thống kè chỉnh luồng đường thủy.

Đất bãi lở, kè đường thủy cũng… sập

Tối muộn ngày 24/3, PV Báo Giao thông được một số người dân bí mật đưa vào khu đất trồng ngô, đậu ở khu vực sông Lô (thuộc địa phận thôn Gai Hạ, xã Bình Phú, Phù Ninh, Phú Thọ) ghi nhận tình trạng sạt lở bờ, bãi sông diễn ra nghiêm trọng. Trong khi đó, hai chiếc máy xúc gầu dây đang gầm rú thả gầu múc cát, ngay đoạn đất bãi dài khoảng 200 - 300m đã bị khoét, sạt lở như hàm ếch.

Từ trên mặt bãi nhìn xuống đến mặt sông, các vị trí sạt lở sâu khoảng hơn 30m, với lớp bề mặt khoảng hơn 1m là đất pha cát, bên dưới là những vỉa cát óng ánh. Từ các điểm sạt lở hắt vào phía bờ bãi, một khoảng trống rộng còn nguyên những gốc ngô xanh và có các vết nứt dọc chạy dài, dấu hiệu chuẩn bị lở xuống sông.

Ông T., bà H., hai trong số những chủ hộ được giao đất canh tác bãi ở đây cho biết, phần đất đã sạt lở có chiều dài khoảng 60m tính từ phía bờ sông và của một số hộ dân đã nhận tiền của doanh nghiệp khai thác cát. “Họ khai thác từ khoảng tháng 8 - 9 năm trước. Mấy tuần gần đây khai thác cả ngày lẫn đêm, lúc đầu ở xa bãi sau cứ sát gần, ăn dần vào đất bãi. Chúng tôi phản ánh đến xã, huyện và cũng có đoàn này, đoàn kia xuống. Khi có đoàn xuống, các tàu dừng khai thác, khi họ đi lại hoạt động bình thường”, ông T. nói.

Theo ông T., tàu bè khai thác cát rất nhiều, chẳng biết của ai với ai. Chỉ thấy có người đến các nhà vận động bán đất bãi, giá 150 triệu đồng/sào. Có nhà không bán vì còn để lấy chỗ trồng trọt, nhưng được vài hôm thấy đất bị sạt gần đến chân ruộng nên đành phải bán. “Có người ở xã cũng có cổ phần chỗ khai thác cát nên chúng tôi khó giữ được đất”, ông T. cho hay.

Ai chịu trách nhiệm?

Ông Hoàng Minh Toàn, Phó cục trưởng Cục Đường thủy nội địa VN (kiêm phụ trách Chi cục Đường thủy nội địa phía Bắc) cho biết, Chi cục đã làm việc với các địa phương và có văn ban cáo cáo Ban ATGT, Công an tỉnh Phú Thọ và chính quyền các huyện ven sông Lô về khu vực bị sạt lở, đề nghị tăng cường phối hợp quản lý, bảo vệ kè đường thủy. Chi cục cũng đang lập 2 chốt thanh tra đường thủy thường trực trên sông Lô để phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm. “Sắp tới Cục sẽ đi làm việc để xác định trách nhiệm cụ thể trong việc gây ra sạt lở kè đường thủy và việc khắc phục hậu quả”, ông Toàn cho biết.


Dẫn PV lên một mỏm đất cao, người dân chỉ vào một bờ kè dài gần 100m từ bãi ra phía lòng sông, cho biết: “Nếu các tàu không dừng hẳn khai thác cát, chiếc kè này cũng chẳng mấy nữa “bay” nốt. Vì chỗ đang có các tàu đậu đỗ ở phía thượng lưu, cách kè này mấy trăm mét cũng từng là kè chỉnh trị của đường thủy đấy, giờ có còn dấu vết đâu”.

Một cán bộ quản lý tuyến đường thủy sông Lô của Công ty CP Quản lý đường thủy nội địa số 1 xác nhận, có 3 kè chỉnh trị luồng đường thủy khu vực trên đã bị sạt, trôi mất. “Hoạt động khai thác cát của khu vực này mang danh một công ty được khai thác mỏ cát, nhưng thực tế của “dân xã hội” nên hoạt động bát nháo, không có các phao chỉ giới, xác định mốc, không có phương án đảm bảo giao thông đường thủy và có thể bị khai thác quá sâu, quá phạm vi cấp phép mỏ. Ngay đơn vị quản lý bảo trì tuyến khi đến nắm tình hình cũng bị đe dọa”, vị này cho biết.

Ngày 25/3, PV quay trở lại địa điểm trên, bất ngờ toàn bộ các phương tiện khai thác cát dừng hoạt động. Ghi nhận của PV, tại đây vẫn có 3 phương tiện khai thác cát loại gầu múc dây văng và nhiều phương tiện đặt gầu xúc được neo sát kè chỉnh trị luồng đường thủy. Ngoài ra, còn có khoảng 50 chiếc tàu nằm im lìm, trái ngược với cảnh rầm rộ như vài ngày trước.

Được biết, lý do các tàu phải nằm chờ là do UBND tỉnh Phú Thọ vừa có văn bản chỉ đạo dừng tất cả hoạt động khai thác cát trên sông Lô từ địa phận TP Việt Trì đến huyện Đoan Hùng từ ngày 25/3. Nguyên nhân vì đơn vị được cấp phép vi phạm, khai thác cát, sỏi ngoài phạm vi cho phép, gây sạt lở bờ sông.

Tìm hiểu của PV, đơn vị được cấp phép mỏ khai thác cát là Công ty CP Đầu tư phát triển Thái Sơn, được UBND tỉnh Phú Thọ cấp phép ngày 23/1/2015. Đến năm 2017, đơn vị này tiếp tục được gia hạn cấp phép 3 năm, tính từ ngày 16/10/2017, tại khu vực từ Km17+600 - Km19 bờ phải sông Lô. Tuy nhiên, ghi nhận tại hiện trường không thấy có bảng thông tin hay phao, mốc giới hạn các điểm mốc khai thác mỏ.

Ông Lã Đức Cần, Trưởng đội Thanh tra - an toàn số 1 (thuộc Chi cục Đường thủy nội địa phía Bắc) cho biết, thực tế có tình trạng mua đất bãi của dân và khai thác cát trái phép tại khu vực trên. “Hiện lực lượng của Đội phải nằm chốt trực nhiều ngày tại “điểm nóng” trên và một điểm khác tại huyện Đoan Hùng. Tuy nhiên, thanh tra đường thủy chỉ có thẩm quyền xử lý khi xảy ra vi phạm trên luồng. Cùng đó, các tàu khai thác cát thường hoạt động vào ban đêm, trong khi lực lượng thanh tra đường thủy lại… không được làm ban đêm”, ông Cần nêu bất cập.

Chi cục Đường thủy nội địa phía Bắc (đơn vị quản lý luồng tuyến, kè chỉnh trị luồng) cũng cho biết, tại đoạn sông Lô trên có cụm kè Then gồm 4 kè đá, được xây dựng và duy tu trong khoảng năm 1992 - 1994 để phục vụ chỉnh trị, phục vụ luồng giao thông thủy. Những kè này có chức năng giúp chống sạt lở bờ sông, hình thành nên bờ bãi đất bồi, giữ ổn định luồng, dòng chảy. “Hiện 3/4 kè tại cụm kè Then đã bị sạt lở, ảnh hưởng nghiêm trọng đến luồng vận tải. Nguyên nhân theo đánh giá ban đầu là do quá trình khai thác cát, sỏi nhiều năm trên sông Lô của công ty Thái Sơn”, đại diện Chi cục Đường thủy phía Bắc thông tin.

Trước thực trạng trên, PV Báo Giao thông đến liên hệ làm việc với UBND xã Bình Phú (sáp nhập xã Tử Đà, huyện Vĩnh Phú và xã Bình Bộ, huyện Phù Ninh từ đầu năm 2020), cán bộ xã yêu cầu để lại câu hỏi nhưng gần một tuần qua không có phản hồi.

Từ 10/4, công khai thông tin giấy phép tại mỏ khai thác

Theo Nghị định số 23/2020 của Chính phủ quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông, (có hiệu lực thi hành từ ngày 10/4/2020), việc khai thác cát, sỏi lòng sông phải thông qua hình thức đấu giá quyền khai thác. UBND cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức đấu giá quyền để cấp phép thăm dò, khai thác theo quy định của pháp luật khoáng sản.

Nội dung giấy phép khai thác phải quy định rõ nội dung thời gian khai thác từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, không được khai thác ban đêm. Thông tin về giấy phép khai thác phải được lắp đặt trên bảng thông báo công khai tại khu vực khai thác cát, sỏi.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.