• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Cấp thiết sắp xếp lại luồng tuyến vận tải Hà Nội: Lực cản nào?

21/07/2016, 15:40

Mỹ Đình là một trong những bến xe có quy hoạch sắp xếp lại từ hơn 10 năm trước, nhưng chưa thực hiện được.

Bến xe khách Mỹ Đình là một trong những bến đã có

Mỹ Đình là một trong những bến xe có quy hoạch sắp xếp lại từ hơn 10 năm trước nhưng đến nay chưa thực hiện được. Ảnh: Tạ Tôn

Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì, một chủ trương đúng đắn, được chỉ đạo cụ thể, quyết liệt như vậy nhưng vẫn gặp không ít trắc trở khi triển khai (?!).

Quy hoạch, chỉ đạo bị phớt lờ

Từ hơn 10 năm trước, Hà Nội đã có quy hoạch sắp xếp lại các bến xe theo hướng đưa những bến xe ở nội đô, có lưu lượng lớn ra khu vực các cửa ngõ và phân luồng vận tải theo trục Đông - Tây - Nam - Bắc để hình thành một dòng chảy giao thông khoa học, thuận chiều, không chồng chéo, xung đột lẫn nhau, hạn chế chạy xuyên tâm gây ùn tắc nội đô.

Trước những bất cập về luồng tuyến xe khách ngày càng bộc lộ rõ, ngày 11/7/2013, tại Thông báo số 211, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã chỉ đạo Sở GTVT Hà Nội: “Tổ chức sắp xếp khoa học, hợp lý các tuyến theo hướng: Các tuyến xe khách đi từ QL1, QL1B vào Bến xe Gia Lâm; Các tuyến theo hướng TP Hồ Chí Minh, QL6 vào Bến xe Yên Nghĩa; Các tuyến theo hướng QL32 vào Bến xe Mỹ Đình; Các tuyến phía Nam đi theo hướng QL1, đường Pháp Vân - Cầu Giẽ (từ Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) vào Bến xe Giáp Bát và Nước Ngầm…”.

Tiếp đó, tại Văn bản số 10187 ngày 27/12/2014, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng tiếp tục chỉ đạo: “Giao Sở GTVT, căn cứ khả năng đáp ứng của Bến xe Nước Ngầm, xem xét điều chuyển một số tuyến vận tải khách tại các bến xe có lưu lượng lớn, quá tải như: Giáp Bát, Mỹ Đình… và các tuyến vận tải khách mới tăng thêm về Bến xe Nước Ngầm theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố tại Thông báo số 211 ngày 11/7/2013”.

Về phía Bộ GTVT, tại Quyết định 2288 phê duyệt Quy hoạch chi tiết các tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh đường bộ toàn quốc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được ban hành ngày 26/6/2015 cũng đã phê duyệt phương án tổ chức, sắp xếp các tuyến vận tải của Hà Nội trùng khớp với phương án tại Thông báo số 211 của UBND TP Hà Nội nêu trên.

Tuy vậy, trên thực tế, các bản quy hoạch, văn bản chỉ đạo này đã bị cất vào “ngăn tủ”. Thậm chí, có thời kỳ Sở GTVT Hà Nội tiếp tục cấp thêm hàng trăm phương tiện từ các hướng khác nhau về Bến xe Mỹ Đình gây ra tình trạng quá tải tại bến xe này trong suốt một thời gian dài. Chính sự quá tải bến xe đã tạo ra sự hỗn loạn, không thể kiểm soát làm phát sinh hàng loạt bến cóc, xe dù xung quanh Bến xe Mỹ Đình gây bức xúc dư luận.

Sự quá tải tại Bến xe Mỹ Đình còn khiến dư luận xì xào về những “lốt” xe trị giá hàng tỷ đồng. Tình trạng quá tải còn phát sinh vấn nạn ùn tắc giao thông trên trục đường Vành đai 3 do các xe chạy xuyên tâm, dừng đón - trả khách, nảy sinh bến cóc, xe dù…

Trước tình trạng ùn tắc nghiêm trọng do xe khách chạy trong nội đô gây ra, ngày 8/12/2015, Công an TP Hà Nội đã có Công văn số 6097 kiến nghị thành phố điều chuyển một số tuyến vận tải hành khách liên tỉnh theo đúng hướng tuyến và được lãnh đạo thành phố đồng thuận, giao Sở GTVT chủ trì, phối hợp với Công an thành phố và các sở, ban, ngành, cơ quan liên quan triển khai thực hiện”. Tiếp đó, sau khi nhận được văn bản xin ý kiến của Sở GTVT Hà Nội về việc “Điều chỉnh quy hoạch một số tuyến từ Bến xe Mỹ Đình về Bến xe Nước Ngầm theo đề xuất của Sở GTVT Hà Nội”, ngày 15/6/2016, Bộ GTVT có Công văn số 6137 đồng thuận với đề xuất của Sở GTVT Hà Nội.

Không thể chỉ vì lợi ích cục bộ

Trưa 18/7, trao đổi với Báo Giao thông, ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó giám đốc Sở GTVT TP Hà Nội cho biết, vừa họp với lãnh đạo Sở để bàn về việc điều chỉnh, phân luồng tuyến vận tải. Khi PV đặt câu hỏi vì sao một chủ trương đúng và có từ lâu sao cứ bàn lên, bàn xuống mà không thực hiện? Ông Linh cho biết, lần này UBND thành phố đã chỉ đạo Sở GTVT khẩn trương và quyết tâm thực hiện. Hiện, Sở GTVT Hà Nội đang rà soát lại tất cả các luồng tuyến trên địa bàn để nghiên cứu, tham mưu cho thành phố làm sao đảm bảo phương án khoa học nhất, tránh chồng chéo và đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, đảm bảo quyền lợi của các doanh nghiệp và phù hợp với quy hoạch của Bộ GTVT.

Tại cuộc họp về công tác sắp xếp, điều chuyển một số tuyến vận tải hành khách liên tỉnh trên địa bàn TP Hà Nội diễn ra ngày 18/7, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện đã tạm thời đình chỉ nhiệm vụ đối với ông Nguyễn Tuyển, Phó trưởng Phòng Quản lý vận tải - người được Trưởng phòng giao nhiệm vụ tham mưu công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách liên tỉnh và bến xe khách trên địa bàn TP Hà Nội.

Lý do đình chỉ được Sở GTVT Hà Nội cho biết là “Để nâng cao trách nhiệm, chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu và tổ chức quản lý vận tải hành khách liên tỉnh của Phòng Quản lý vận tải”.

“Đến nay, Sở GTVT Hà Nội đã có phương án điều chuyển một số tuyến xe từ các tỉnh phía Nam đang hoạt động tại Bến xe Mỹ Đình về Bến xe Nước Ngầm và đã báo cáo với UBND thành phố. Bộ GTVT cũng đã đồng ý cho phép điều chuyển theo phương án của UBND TP Hà Nội”, ông Linh nói, nhưng đồng thời cho rằng, việc thực hiện phương án này đang gặp khó khăn vì phản ứng của một số doanh nghiệp đang hoạt động tại Bến xe Mỹ Đình, hiệp hội vận tải, UBND các tỉnh và các Sở GTVT.

“Sở GTVT Hà Nội đã có văn bản và xin ý kiến chỉ đạo theo hướng trong tháng 7 sẽ mời các tỉnh về để thống nhất, sau đó sẽ báo cáo Bộ GTVT và thực hiện theo phương án của mình”, ông Linh khẳng định.

Trước câu hỏi của PV về việc sắp xếp, điều chỉnh luồng tuyến là chủ trương quyết liệt, đúng đắn của TP Hà Nội nhưng Sở GTVT vẫn chưa thực hiện được, phải chăng sự chậm trễ nêu trên chỉ vì liên quan đến lợi ích cục bộ của một nhóm doanh nghiệp? Ông Linh cho rằng, bất cứ một chủ trương nào cũng có ảnh hưởng không phải chỉ một nhóm doanh nghiệp, cũng có thể là một tổ chức, cá nhân, đơn vị. “Chủ trương nào cũng vậy thôi, có những ảnh hưởng tốt, ảnh hưởng xấu, có người được, n gười không. Nhưng chúng ta phải đảm bảo những ảnh hưởng đó đem lại lợi ích lớn hơn cho thành phố và quyết tâm thực hiện. Làm sao để không vì lợi ích nhỏ mà bỏ qua mục đích lớn hơn của thành phố”, ông Linh nói.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.