• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Cấp bách phòng ngừa tai nạn mô tô nước, lướt ván

19/08/2018, 08:02

Theo dự thảo nghị định, phương tiện hoạt động vui chơi giải trí dưới nước chỉ được tổ chức trong vùng nước nhất định.

8

Mô tô nước đã xuất hiện tại khu vực biển Cửa Lò từ 5-6 năm nay nhưng không phương tiện nào có biển số đăng ký, chứng nhận đăng kiểm

Chủ trì cuộc họp hôm qua (22/5), Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật yêu cầu các đơn vị chức năng khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định quản lý hoạt động của phương tiện vui chơi giải trí dưới nước, tạo môi trường hoạt động an toàn cho dịch vụ này.

Thiếu hành lang pháp lý

Cuối tháng 4 vừa qua, Tổ công tác liên ngành TX Cửa Lò (Nghệ An) lập biên bản, tạm giữ một mô tô nước của một doanh nghiệp hoạt động trên vùng nước bãi tắm biển Lan Châu, TX Cửa Lò mà không có sự cho phép của cơ quan quản lý nhà nước. Vụ việc khá căng thẳng bởi người của doanh nghiệp phản ứng, cản trở. Trong khi lực lượng chức năng kiên quyết tạm giữ vì đến nay chưa có doanh nghiệp, cá nhân được cấp phép khai thác dịch vụ mô tô nước tại khu vực trên.

Nếu dự thảo mới nhất được thông qua, dự kiến Nghị định sẽ được ký ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/9/2018. Dự thảo Nghị định cũng quy định điều kiện chuyển tiếp là sau ngày 1/9/2020, các phương tiện hoạt động vui chơi giải trí dưới nước phải đáp ứng đủ quy định tại nghị định mới được phép hoạt động.

Trên thực tế, mùa du lịch biển năm trước, chính quyền địa phương không cấm mô tô nước hoạt động phục vụ du lịch nhưng có tình trạng người lái mô tô đi vào các vùng nước có du khách tắm để mời chào, gây nguy hiểm cho du khách. PV Báo Giao thông trong một đợt kiểm tra liên ngành do các Cục: Đường thủy nội địa VN - CSGT và Đăng kiểm tổ chức tại TX Cửa Lò ghi nhận, mô tô nước đã xuất hiện tại khu vực này từ 5 - 6 năm nay nhưng không phương tiện nào có biển số đăng ký, chứng nhận đăng kiểm. Nguyên nhân do chưa có quy định chung toàn quốc để quản lý, điều chỉnh đối với loại phương tiện mang tính vui chơi, giải trí này, kéo theo việc quản lý mang tính chất tạm thời.

Tương tự, tại vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), vào mùa du lịch hè vài năm trước cũng có mô tô nước phục vụ du khách vui chơi giải trí và có cả xuồng cao tốc kéo dù lượn, thuyền chèo tay kayak. Các dịch vụ trên cũng thuộc diện tự phát, gây nguy hiểm cho khách du lịch. Vì thế, từ ngày 1/5/2017, chính quyền địa phương đã cấm các loại phương tiện vui chơi giải trí có gắn động cơ và chỉ cho phép hoạt động đối với thuyền chèo tay kayak. Theo thống kê của UBND TP Hạ Long, vịnh Hạ Long có khoảng hơn 1.000 thuyền kayak và chịu sự quản lý theo quy chế của Ban Quản lý vịnh Hạ Long.

Ngoài các loại phương tiện trên, theo Bộ GTVT, ở nhiều địa điểm du lịch liên quan đến sông nước, tắm biển khác trên toàn quốc xuất hiện đa dạng loại hình phương tiện vui chơi giải trí như: Lướt ván, thuyền buồm, lặn biển, xuồng kéo bè, dụng cụ nổi vui chơi có kết cấu thô sơ (thiên nga)... nhưng thiếu quy định cụ thể đối với loại phương tiện, dịch vụ này, kéo theo nguy cơ gây mất trật tự, ô nhiễm môi trường, an toàn trên sông nước, khu du lịch biển.

Lập vùng hoạt động, quản lý phương tiện, người lái

Theo dự thảo nghị định, phương tiện và hoạt động vui chơi giải trí dưới nước chỉ được tổ chức trong vùng nước nhất định; phương tiện được quản lý qua đăng ký hành chính và đăng kiểm an toàn kỹ thuật đối với phương tiện động cơ; yêu cầu đối với người trực tiếp lái phương tiện và trách nhiệm của người ngồi trên phương tiện; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ liên quan đến phương tiện vui chơi giải trí dưới nước. Dự thảo cũng quy định rõ trách nhiệm Bộ GTVT, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các bộ, ngành liên quan và UBND cấp tỉnh trong tổ chức triển khai thực hiện.

“Vùng hoạt động trước khi đưa vào khai thác phải được cơ quan có thẩm quyền theo quy định nghị định công bố. Trong 5 ngày nhận được hồ sơ hợp lệ do Sở GTVT trình, UBND cấp tỉnh ra quyết định công bố; trường hợp không công bố phải nêu rõ lý do”, theo nội dung dự thảo.

“Sở GTVT tổ chức thực hiện việc đăng ký phương tiện và quản lý phương tiện được miễn đăng ký theo quy định tại nghị định”, nội dung quy định về quản lý phương tiện. Liên quan đến người lái, dự thảo căn cứ Điều 12, Luật Du lịch quy định: Người lái phải từ đủ 15 tuổi trở lên, chỉ được điều khiển phương tiện trong vùng nước được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận hoặc công bố. Người tham gia, ngồi trên phương tiện phải mặc áo phao; tự chịu trách nhiệm về sức khỏe của mình.

Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật yêu cầu các đơn vị chức năng khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định quản lý hoạt động của phương tiện vui chơi giải trí dưới nước, tạo môi trường hoạt động an toàn cho dịch vụ này.

Theo ông Hoàng Hồng Giang, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa VN (đơn vị chủ trì dự thảo), dự thảo nghị định, trong đó có các nội dung trên đã được 6 bộ đóng góp ý kiến. Cục Đường thủy nội địa VN đang khẩn trương hoàn thiện để trình Bộ GTVT, trình Chính phủ xem xét, ban hành.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.