• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Cảnh báo nguy cơ tăng mạnh tai nạn giao thông sau dịch Covid-19

25/05/2022, 15:03

Cuộc họp chuyên đề ATGT tháng 5/2022 được tổ chức đã gợi mở nhiều vấn đề nóng về TTATGT từ đó đưa ra các giải pháp, đề xuất xử lý.

Ngày 25/5, Uỷ ban ATGT Quốc gia tổ chức cuộc họp chuyên đề ATGT tháng 5/2022 nhằm phân tích nguyên nhân gia tăng TNGT tại một số địa phương trong tháng 4/2022 từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục, kéo giảm TNGT.

Uỷ ban ATGT Quốc gia tổ chức cuộc họp chuyên đề An toàn giao thông tháng 5/2022

TNGT gia tăng sau dịch Covid-19

Theo đại diện Ban ATGT TP. Hà Nội, thành phố này là một trong số những địa bàn gia tăng TNGT và số người chết do TNGT trong tháng 4/2022, nguyên nhân chủ yếu là do các hoạt động kinh tế-xã hội được khôi phục sau dịch Covid-19, nhu cầu đi lại của người dân tăng cao, kết cấu hạ tầng không thể theo kịp được dẫn đến ùn tắc giao thông và TNGT.

Ngoài ra, các vi phạm giao thông vẫn tiếp diễn, đặc biệt là hành vi vượt đèn đỏ, tình trạng thanh thiếu niên tụ tập đua xe trái phép, lạng lách đánh võng dù chưa có GPLX, xe tự chế chở hàng cồng kềnh gây mất ATGT, vi phạm nồng độ cồn khi các quán nhậu hoạt động đông đúc trở lại.

Cùng với đó là tâm lý chủ quan của người dân khi tham gia giao thông sau một thời gian dài phải ở nhà do thực hiện giãn cách xã hội, đi xe với tốc độ nhanh, không chú ý quan sát gây ra TNGT.

Cùng quan điểm, đại diện Ban ATGT tỉnh Điện Biên cho biết, trong tháng 4/2022, toàn tỉnh xảy ra 3 vụ TNGT, làm chết 3 người, bị thương 2 người. So với cùng kỳ năm ngoái, tăng 2 vụ TNGT, tăng 3 người chết và tăng 1 người bị thương.

“Trong tháng 4/2022, dịch Covid-19 được kiểm soát, địa bàn tỉnh Điện Biên ghi nhận lượng học sinh, sinh viên, công nhân ở các khu công nghiệp trở lại đông đúc, phương tiện giao thông tăng đột biến trong khi hạ tầng giao thông còn nhiều bất cập, đường đồi núi cong cua, nhiều vị trí khuất tầm nhìn gây mất ATGT,… là nguyên nhân khiến TNGT tăng đột biến trên địa bàn”, ông Trần Thanh Kiên, Giám đốc Sở GTVT Điện Biên cho biết.

Đại diện Ban ATGT tỉnh Phú Thọ cũng cho hay, sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, lượng phương tiện tham gia giao thông trên địa bàn tăng cao, đặc biệt trên tuyến QL32 là một trong những tuyến huyết mạch của tỉnh nối 3 huyện trên địa bàn và nối sang 2 tỉnh Yên Bái, Sơn La. Tuy nhiên, mặt đường QL32 chỉ rộng 5,5m nhưng lượng phương tiện tăng cao gây ra những bất cập và nút thắt giao thông.

“Theo thống kê từ cơ quan công an, nguyên nhân gây ra các vụ TNGT trên địa bàn có 3 vụ do không chú ý quan sát, 5 vụ không giữ khoảng cách an toàn, 7 vụ không đi đúng làn đường, phần đường, 1 vụ chạy quá tốc độ và 1 vụ phương tiện không đảm bảo ATKT”, đại diện Ban ATGT tỉnh Phú Thọ cho biết thêm.

Phó chủ tịch chuyên trách Uỷ ban ATGT Khuất Việt Hùng nhấn mạnh cần thường xuyên tổ chức các cuộc họp chuyên đề ATGT, mỗi cuộc họp tập trung vào một chuyên đề chính để đạt hiệu quả tốt nhất trong việc bàn các vướng mắc và tìm các giải pháp tháo gỡ nhằm tăng cường đảm bảo TTATGT trên toàn quốc

Mỗi đối tượng cần có cách tuyên truyền ATGT riêng

Ông Tạ Đức Giang, Phó Chánh Văn phòng Ban ATGT TP. Hà Nội cho biết, để kéo giảm TNGT, tại Hà Nội, các lực lượng chức năng cần tăng cường xử lý người điều khiển xe máy đi vào cao tốc, đặc biệt tại tuyến đường Đại lộ Thăng Long. Hiện đây đang là vấn đề bức xúc, được dư luận quan tâm. Cùng với đó, tăng cường công tác tuyên truyền Luật GTĐB đến người dân, nâng cao kỹ năng điều khiển phương tiện của người dân, đặc biệt là kỹ năng tránh điểm mù.

Đặc biệt, tập trung tuyên truyền về nguyên nhân và các hậu quả của TNGT để nâng cao nhận thức của người dân.

Trong khi đó, tại Bình Dương - địa phương tập trung lượng lớn công nhân ngoại tỉnh về làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn, đại diện Ban ATGT tỉnh Bình Dương thừa nhận ý thức và kỹ năng tham gia giao thông an toàn của bộ phận người dân này còn thấp. Những người này lạ thường xuyên thay đổi việc làm, mỗi năm lại xuất hiện lượng công nhân mới, gây khó khăn trong việc tuyên truyền ATGT và Luật GTĐB.

"Để nâng cao nhận thức của đối tượng này, thời gian tới, chúng tôi sẽ đưa người của Ban Quản lý KCN vào là thành viên của Ban ATGT tỉnh để từ đó, có các kế hoạch, thực hiện việc tuyên truyền Luật GTĐB cho các công nhân mới", vị này thông tin.

Ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch chuyên trách Uỷ ban ATGT Quốc gia cho biết, đối với các công nhân tại các Khu công nghiệp, Ban ATGT các tỉnh, đặc biệt là các tỉnh phía Nam (nơi tập trung nhiều KCN) cần trao đổi với các Ban quản lý các KCN, các doanh nghiệp trên địa bàn cần lên kế hoạch và thực hiện tuyên truyền, đảm bảo ATGT riêng cho các công nhân tại mỗi doanh nghiệp.

Hiện nay, Samsung đang làm khá tốt vấn đề này bằng cách tuyên truyền ATGT kết hợp với nhiều quy định pháp luật khác cho công nhân trong 3 ngày đầu vào làm việc. Bên cạnh đó, tổ chức xe đưa đón công nhân, tại Hà Nội còn bố trí riêng các điểm đón, trả công nhân cho các khu công nghiệp của Samsung.

“Cần xác định mỗi công nhân là một vị trí lao động quan trọng, nếu một công nhân trong dây chuyền sản xuất gặp TNGT không thể tiếp tục làm việc sẽ làm gián đoạn cả hệ thống sản xuất, từ đó, nhận thức được tầm quan trọng của việc tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về ATGT và bố trí phương án đảm bảo ATGT cho họ”, ông Khuất Việt Hùng nhấn mạnh.

Hiện tượng học sinh sử dụng xe máy dưới 50 phân khối gây TNGT đang gia tăng

Gia tăng hiện tượng học sinh sử dụng xe máy dưới 50 phân khối gây TNGT

Ông Trần Thanh Kiên, Giám đốc Sở GTVT Điện Biên cho biết, trên địa bàn hiện tượng học sinh sử dụng xe dưới 50 phân khối đang tăng cao, tình trạng học sinh tham gia giao thông phóng nhanh, vượt ẩu phổ biến, 3 vụ TNGT xảy ra trên địa bàn khiến 3 người chết trong tháng 4/2022 đều là 3 học sinh đi xe máy dưới 50 phân khối.

Tuy nhiên, chưa có quy định người điều khiển xe máy điện, xe dưới 50 khối phải thi GPLX khiến việc kiểm soát trở nên khó khăn. “Học sinh cấp 2 trở lên trên địa bàn sử dụng loại xe này rất nhiều, không có quy định cụ thể nên học sinh, gia đình tự mua và sử dụng, gây mất ATGT bởi kỹ năng tham gia giao thông của lứa tuổi này chưa cao, ý thức chấp hành Luật GTĐB còn thấp dù lực lượng chức năng thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền về ATGT tại trường, lớp", ông Kiên cho biết thêm.

Tại cuộc họp, các đại diện Ban ATGT các tỉnh và các cơ quan chuyên môn nhận định, không chỉ ở Điện Biên, đây còn là tình trạng chung tại nhiều địa phương khác, trong đó có Hà Nội. Tình trạng học sinh sử dụng xe máy tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng, bốc đầu thách thức lực lượng chức năng thời gian qua vẫn còn gây nhức nhối trong xã hội.

Liên quan đến vấn đề này, Phó Chủ tịch chuyên trách Uỷ ban ATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng cho biết, Uỷ ban ATGT Quốc gia từng đề xuất tại Dự thảo lần đầu tiên Luật TTATGT Đường bộ cần quy định có GPLX đối với người điều khiển phương tiện dưới 50 phân khối. Tuy nhiên, sau đó có xảy ra tranh luận trái chiều trong dư luận nên quy định này được đưa ra khỏi dự thảo.

“Về vấn đề này, sắp tới Uỷ ban ATGT Quốc gia sẽ phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức hội nghị chuyên đề riêng để nắm bắt cụ thể thực trạng và đưa các đề xuất giải pháp. Trước mắt, đề nghị cơ quan tham mưu của Công an TP. Hà Nội cần lưu ý phối hợp với công an kinh tế kiểm tra các xe Cub 50 phân khối mới hiện nay rất nhiều xe lắp động cơ 70 phân khối, như vậy đây chính là hàng giả, rất nguy hiểm bởi 50 phân khối rất khó để chạy tốc độ trên 50km/h nhưng 70 phân khối thậm chí còn chạy được đến tốc độ 89-100km/h. Lứa tuổi học sinh kỹ năng tham gia giao thông còn kém, nhiều em còn “bốc đồng” thực hiện nhiều hành vi nguy hiểm khi tham gia giao thông như lạng lách, bốc đầu nếu sử dụng phương tiện này, rất mất ATGT”, ông Khuất Việt Hùng nhấn mạnh.

Tăng cường phối hợp giữa báo chí và các lực lượng chức năng

Đánh giá cao vai trò của truyền thông đối với công tác đảm bảo TTATGT, ông Nguyễn Bá Kiên, Tổng Biên tập Báo Giao thông kiến nghị cần tăng cường sự phối hợp của lực lượng chức năng với báo chí.

"Báo chí sẽ là cánh tay nối dài hỗ trợ trong công tác triển khai các nhiệm vụ đảm bảo TTATGT", ông Kiên nói và nhấn mạnh: Nhiều vụ việc giao thông sau khi báo chí vào cuộc mạnh mẽ đã khiến dư luận quan tâm, thay đổi nhận thức, hành vi của người dân khi tham gia giao thông, thậm chí góp phần thay đổi, sửa Luật để nâng cao ý thức chấp hành Luật GTĐB của người dân.

Dẫn ví dụ vụ TNGT dưới hầm chui Kim Liên, ông Kiên cho biết: Sau vụ việc, Nghị định 100/2019/NĐ đã quy định tăng nặng mức phạt vi phạm nồng độ cồn, phạt số tiền từ 18 - 40 triệu đồng và thời gian tước quyền sử dụng GPLX cũng tăng từ 6 tháng lên gấp 4 lần (24 tháng).

Khẳng định có không ít cơ quan chức năng còn khó khăn trong việc cung cấp thông tin cho báo chí, ông Kiên đề nghị Uỷ ban ATGT Quốc gia có chỉ đạo công tác phối hợp giữa lực lượng chức năng và báo chí, nếu được có thể ký thoả thuận phối hợp, tạo điều kiện cùng nhau tuyên truyền TTATGT, tạo sự lan toả trong cộng đồng.

Tổng biên tập Nguyễn Bá Kiên cũng đề nghị cần có sự giám sát chặt chẽ công tác xử lý TNGT, và phải đẩy nhanh tiến độ xử lý, đặc biệt với những vụ TNGT đặc biệt, có thể giải quyết nhanh, phối hợp với Toà án để xử điểm, phối hợp với truyền thông để thu hút chú ý của dư luận, từ đó góp phần thay đổi ý thức, nhận thức của người dân.

Công tác TTKS, xử lý các vi phạm về TTATGT cũng cần phải triển khai thường xuyên liên tục bên cạnh những kế hoạch cao điểm, có như thế, người dân mới không chủ quan, lơ là mà tái phạm khi thấy lực lượng chức năng buông lỏng sau mỗi lần ra quân theo kế hoạch.

Phó Chủ tịch chuyên trách Uỷ ban ATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng cũng đánh giá cao hiệu quả phối hợp của truyền thông và các lực lượng chức năng trong việc tuyên truyền TTATGT.

Đồng thời đề nghị các cơ quan chức năng tăng cường phối hợp với các cơ quan báo chí để nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo TTATGT.

“Báo Giao thông là báo duy nhất có chuyên mục CSGT kể chuyện nhằm tôn vinh lực lượng làm nhiệm vụ, tôi đề nghị Cục CSGT quan tâm để có chỉ đạo chung phối hợp truyền thông lan toả những hình ảnh tích cực của lực lượng chức năng, tạo niềm tin trong nhân dân”, ông Khuất Việt Hùng nhấn mạnh.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.