• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Văn hóa giao thông

Cần thêm “công tắc” ý thức

08/06/2021, 07:47

Cuối tuần qua, mạng xã hội chia sẻ hình ảnh hàng loạt xe máy bật đèn pha khi di chuyển trên phố vào buổi tối gây chói mắt...

Xe máy bật đèn pha chói mắt

“Buổi tối em đi đường hay gặp xe máy đi ngược chiều bật đèn pha và hầu hết là phụ nữ. Em từng dừng lại để hỏi 2 người: Tại sao cứ bật đèn pha lên để chói mắt người đối diện và nhận được câu trả lời: Không biết tắt đèn pha ở chỗ nào?”, chủ tài khoản viết status đầy hài hước.

Status này nhận được những bình luận trái chiều. Nhiều người cho rằng, tỉ lệ phụ nữ đi xe máy hay ô tô trong phố vào buổi tối vẫn bật đèn pha khá lớn vì họ không biết rằng, khi đi trong đô thị phải bật đèn cos; còn người phản đối cho rằng, cả phụ nữ và đàn ông đều mắc lỗi này, thậm chí có người còn cố tình.

“Nhiều khi mình nháy pha để báo, mà xe kia vẫn cứ trơ ra như đá”, “Nhiều hôm đi xe máy, gặp xe máy đi ngược chiều thì mình như lóa luôn, xe máy giờ toàn led, sáng tóe loe”, “Đi ngược chiều bị chói, không nhìn thấy gì, nháy pha cho mà biết còn mặc kệ ấy chứ. Có người thì không biết, có người thì cố tình. Bực thật”… nhiều người nêu ý kiến.

Một thành viên khác cho rằng, đây có lẽ là do thói quen và nêu ví dụ từ bản thân: “Mấy năm trước, tôi làm trên Cao Bằng, thường đi đường ban đêm về chỗ ở, khi gặp xe ngược chiều, hầu hết xe ô tô và cả xe máy đều chuyển từ đèn chiếu xa thành chiếu gần. Tôi hơi bị giật mình luôn, sao họ văn minh thế nhưng thực tế phải vậy thôi, không thì rất dễ xuống rãnh hoặc xuống vực. Nhưng về Hà Nội thì khác, đèn đường sáng, đường bằng và một thói quen không quan tâm đến người đi ngược chiều nên rất nhiều người không biết cái công tắc chuyển đèn ở đâu”.

Tuy nhiên, đa phần đều cho rằng, điều này là kiến thức cơ bản khi học để được cấp bằng lái. Nguy cơ mất an toàn, xảy ra tai nạn cao khi mà người điều khiển phương tiện bị đèn xe đi ngược chiều gây chói, không nhìn được chướng ngại vật phía trước, vì vậy phải phạt nặng hành vi này.

“Cái công tắc pha - cos đấy phải gọi là công tắc ý thức, để đánh giá ý thức mỗi người tham gia giao thông. Đề nghị Bộ GTVT đưa phần này vào bài thi bằng A1 và đào tạo kĩ hơn nữa”, một thành viên nêu quan điểm.

Thực tế, hành vi này đã vi phạm quy tắc giao thông đường bộ. Nghị định 100/2019 quy định rất rõ hình thức xử phạt. Cụ thể, hành vi sử dụng đèn chiếu xa (đèn pha) trong đô thị, khu đông dân cư đối với ô tô sẽ bị phạt tiền từ 800.000 - 1.000.000 đồng (Điểm b, Khoản 3, Điều 5), đối với xe máy sẽ bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng (Điểm n, Khoản 1, Điều 6).

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.