• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Cân nhắc “nới” độ tuổi tối đa cho lái xe khách

16/01/2017, 14:05

Hội ATGT Việt Nam vừa đề xuất phương án tăng thêm tuổi tối đa của lái xe khách cho cả nam và nữ.

10

Hội ATGT Việt Nam đề xuất nâng tuổi tối đa của lái xe khách trên 30 chỗ lên 60 tuổi thay vì 55 tuổi như hiện nay - Ảnh: Tạ Tôn

Hội ATGT Việt Nam vừa đề xuất phương án tăng thêm tuổi tối đa của lái xe khách cho cả nam và nữ. Theo đó, lái xe khách trên 30 chỗ sẽ làm việc tới 60 tuổi thay vì 55 tuổi như hiện nay.

Trao đổi với Báo Giao thông, Chủ tịch Hội ATGT Việt Nam Nguyễn Văn Quyền cho biết, vừa đề xuất sửa đổi quy định về độ tuổi tối đa của người lái xe ô tô khách trong Luật GTĐB. Cụ thể, ông Quyền cho rằng, nên nâng tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người từ 30 chỗ ngồi trở lên với nữ lái xe lên 55 và 60 với nam lái xe thay vì chỉ 50 và 55 tuổi như quy định hiện hành. Cùng đó, ông Quyền cũng đề xuất điều chỉnh rút ngắn thời hạn sử dụng giấy phép lái xe (GPLX) và chu kỳ khám sức khỏe định kỳ của nhóm tuổi này từ 3 năm xuống 2 năm.

Lý giải lý do đề xuất trên, ông Quyền cho rằng, hiện nay tuổi thọ bình quân của người Việt Nam đã nâng lên. Những người ở độ tuổi 55-60 đều là những người đã làm nghề lâu năm, có nhiều kinh nghiệm, nếu còn đủ sức khỏe thì nên cho phép tiếp tục hành nghề.

Điểm e, Khoản 1, Điều 60 Luật GTĐB quy định: Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.

“Hiện nay, các doanh nghiệp tuyển lái xe khó khăn vì quy định độ tuổi như trên đã loại một số lượng lớn lái xe. Thêm nữa, nghề lái xe hiện nay không đủ hấp dẫn để thu hút lực lượng lao động mới”, ông Quyền nói.

Anh Phạm Mạnh Quân (47 tuổi) lái xe khách chuyên chạy tuyến Hà Nội - Lào Cai nói: Nâng độ tuổi là hợp lý. Công ty chúng tôi có quy trình kiểm tra sức khỏe rất chặt chẽ, định kỳ 6 tháng/ lần. Thực tế, chúng tôi có nhiều lái xe đến 55 tuổi, sức khỏe còn đảm bảo, khả năng lái xe tốt nhưng vẫn phải hạ hạng GPLX để chạy xe nhỏ.

Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho rằng, nhiều doanh nghiệp hiện gặp khó trong tuyển lái xe, nhất là trong điều kiện chuyển hạng GPLX từ hạng B, C lên hạng E cần rất nhiều thời gian.

“Nếu sức khỏe lái xe vẫn tốt thì việc kéo dài tuổi là hợp lý. Những lái xe trong độ tuổi 55, 60 thường là những người có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm đường trường lại điềm tĩnh, cẩn thận hơn nhiều so với người trẻ”, ông Thanh nói.

Bên cạnh các ý kiến đồng tình, vẫn còn một số ý kiến không đồng ý với việc thay đổi quy định này.

Ông Phan Đình Cương, Giám đốc điều hành CTCP Xe khách Bắc Sơn (Sơn La) cho rằng, hiện nay, phần lớn xe khách là xe giường nằm, đặc biệt là đối với quãng đường dài. Việc tăng độ tuổi từ 55 lên 60 tuổi là quá lớn. Ngày nay, lớp trẻ có thể lực và trí tuệ tốt hơn nhiều so với thế hệ trước nên họ có đủ khả năng để làm việc trong những môi trường căng thẳng như nghề lái xe. “Tôi cho rằng, vấn đề tuổi của lái xe chỉ là một phần, quan trọng hơn là vấn đề sức khoẻ, năng lực”, ông Cương cho biết.

Hiện, nhiều doanh nghiệp thiếu lái xe đủ năm kinh nghiệm để có GPLX hạng E bởi theo quy định lái xe phải có 3 năm kinh nghiệm mới được lái xe khách giường nằm hai tầng. Ông Cương cho rằng, nhiều lái xe có bằng xe khách nhưng không được lái xe giường nằm do chưa đủ năm kinh nghiệm. “Theo tôi, không nên tăng độ tuổi mà nên giảm số năm kinh nghiệm xuống còn 1 năm để đủ lượng lái xe”, ông Cương nói.

Ở góc độ y tế, bác sỹ Phạm Thành Lâm, Phó cục trưởng Cục Y tế GTVT cho rằng, qua nghiên cứu cho thấy, ở độ tuổi 60 nếu lái xe cá nhân gia đình vẫn đảm bảo nhưng ở độ tuổi này mà lái xe khách thì không hợp lý.

“Lái xe là công việc nặng nhọc, nhất là lái xe trên đường cao tốc với tốc độ cao. Bộ Y tế đã bàn nhiều về vấn đề này và không thống nhất để 60 tuổi được lái xe khách. Đã là văn bản pháp quy thì phải áp dụng chung chứ không phải một đối tượng nhỏ cụ thể”, bác sĩ Lâm nói và cho biết thêm: Từ 55-60 tuổi phản xạ về sinh lý, bệnh lý có sự thay đổi, đặc biệt là khi phải lái xe căng thẳng trên đường trường, bệnh về tim mạch, huyết áp đã xuất hiện. Ở tuổi đó khó có thể thể khẳng định, lái mấy trăm km trên đường cao tốc mà không xảy ra chuyện gì.

Về vấn đề này, trao đổi với Báo Giao thông, bà Phan Thị Thu Hiền, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam nói, tổng cục sẽ nghiên cứu kỹ, đặc biệt về sức khỏe lái xe và nhiều vấn đề khác. Hiện Luật GTĐB đã quy định độ tuổi tối đa thì vẫn phải thực hiện theo Luật. 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.