• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Cần làm gì để kéo giảm 50% thương vong do TNGT?

31/07/2020, 14:00

Để chiến lược đảm bảo ATGT tiếp tục phát huy hiệu quả, việc chúng ta cần làm là phải tiếp tục nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp...

Việc ứng dụng khoa học công nghệ đem lại hiệu quả thiết thực trong điều hành, tổ chức và xử lý vi phạm giao thông (Trong ảnh: CSGT Hà Nội tăng cường phạt nguội vi phạm từ hình ảnh qua hệ thống camera giám sát)

Kinh nghiệm từ quốc tế

Dựa trên đánh giá kết quả thực hiện thập kỷ hành động về ATGT đường bộ giai đoạn 2011-2020 được đưa ra tại hội nghị Bộ trưởng toàn cầu về ATGT đường bộ lần thứ 3 tổ chức vào cuối tháng 2/2020 tại Stockholm (Thụy Điển), đại diện các quốc gia đã thống nhất đưa ra tuyên bố Stockholm.

Trong đó, tuyên bố xác định mục tiêu cắt giảm 50% số lượng thương vong do TNGT đường bộ đến năm 2030. Mục tiêu này gắn với khung mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu (SGDs) của Liên hợp quốc.

Để hướng dẫn thực thi đạt được mục tiêu trên, nhóm chuyên gia cao cấp ATGT đã đề xuất 9 nhóm giải pháp nâng cao ATGT đường bộ đối với các quốc gia đang phát triển.

Giải pháp đầu tiên được xác định là xây dựng văn hóa an toàn, bảo vệ sức khỏe và phát triển bền vững trong tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực thông qua việc lồng ghép các giải pháp xây dựng văn hoá ATGT cho người lao động, nhà cung cấp - phân phối và đối tác của cơ quan, đơn vị; hàng năm công bố báo cáo chính thức về kết quả thực hiện.

Các cơ quan, đơn vị Nhà nước và thuộc lĩnh vực tư nhân cần lồng ghép mục tiêu, yêu cầu về bảo đảm ATGT trong quá trình mua sắm phương tiện, dịch vụ vận tải, trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, trong kinh doanh vận tải và giao thông công cộng.

Cùng đó là đẩy mạnh tái cơ cấu vận tải thông qua khuyến khích chuyển đổi sang sử dụng các phương tiện xanh, an toàn và có chi phí thấp như vận tải công cộng, xe đạp và đi bộ. Ưu tiên cao nhất cho công tác bảo đảm an toàn cho trẻ em thông qua khuyến khích trẻ đi bộ, xe đạp và sử dụng vận tải công cộng.

Đảm bảo nguyên tắc hệ thống an toàn trong quá trình đầu tư xây dựng, nâng cấp, bảo trì và khai thác công trình nhằm nâng cao an toàn của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông. Đồng thời, phải thúc đẩy việc công nhận và áp dụng trên toàn cầu các tiêu chuẩn cao nhất về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện giao thông. Tiến đến nghiêm cấm tuyệt đối hành vi vi phạm quy định về tốc độ khi tham gia giao thông...

Nhóm chuyên gia cũng khuyến cáo Chính phủ và chính quyền các địa phương giảm tốc độ giới hạn đối với xe cơ giới trên các tuyến đường qua khu đông dân cư, đường sử dụng hỗn hợp giữa xe cơ giới với xe thô sơ và người đi bộ.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao an toàn trong cả 5 trụ cột về ATGT đường bộ: Quản lý nhà nước, kết cấu hạ tầng giao thông, phương tiện, người tham gia giao thông, ứng phó sau tai nạn.

Chiến lược 2030 cũng cần nghiên cứu xây dựng và triển khai các giải pháp cụ thể thuộc 9 nhóm giải pháp nêu trên, đảm bảo phù hợp với điều kiện Việt Nam nhằm thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2030 kéo giảm một nửa con số thương vong do TNGT đường bộ so với năm 2020.

Việt Nam cần làm gì?

Thứ nhất, quá trình xây dựng Chiến lược cần bám sát vào các chỉ đạo rõ ràng, xuyên suốt về bảo đảm trật tự ATGT của Ban Bí thư Trung ương Đảng, đặc biệt là Kết luận số 45/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự ATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và giảm thiểu ùn tắc giao thông.

Chiến lược cần tích hợp các nội dung giám sát của Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội, sự cam kết của Chính phủ thông qua Nghị quyết 12 về tăng cường bảo đảm trật tự ATGT và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021, cũng như sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia.

Thứ hai, để tạo lập cơ sở vững chắc thực hiện có hiệu quả các giải pháp, cần đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về bảo đảm trật tự ATGT. Việc này đã và đang được Quốc hội, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành thực hiện rất quyết liệt như Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định 100/2019 của Chính phủ.

Đặc biệt là Chiến lược 2030 cần gắn chặt với tiến độ và nội dung quy định của Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) và Luật Bảo đảm trật tự ATGT đường bộ mà Chính phủ đang khẩn trương xây dựng, dự kiến sẽ trình Quốc hội thông qua trong năm 2021. Đồng thời, cần lồng ghép mục tiêu bảo đảm trật tự ATGT trong các quy hoạch, chiến lược ở các cấp, cũng như các dự án đầu tư làm phát sinh nhu cầu GTVT lớn.

Ở đây, cần khẳng định mục tiêu Chiến lược 2030 có đạt được hay không, bên cạnh các nội dung kỹ thuật, thì Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi), Luật Bảo đảm trật tự ATGT đường bộ và các văn bản pháp luật liên quan cần quy định rõ trách nhiệm và điều kiện đảm bảo để các bộ, ngành, địa phương có thể thực thi hiệu quả nhất.

Với các định hướng nêu trên, chiến lược mới sẽ được nghiên cứu xây dựng và triển khai hiệu quả, đóng góp vào mục tiêu cắt giảm 50% số lượng thương vong do TNGT đường bộ trong 10 năm tới, góp phần phát triển giao thông vận tải bền vững.


Một trong những bất cập đó là khá nhiều nội dung trong Chiến lược ATGT đường bộ chưa được thể chế hóa thành các quy định pháp luật, dẫn tới tình trạng nhiều giải pháp trong chiến lược không được thực hiện do thiếu các căn cứ pháp lý, hoặc chưa ghi rõ trong các chủ trương, kế hoạch. Do vậy, cần lồng ghép các mục tiêu TTATGT trong các đề án quy hoạch, chiến lược ở các cấp, các dự án đầu tư làm phát sinh nhu cầu GTVT lớn.

Đối với Luật GTĐB (sửa đổi), có thể khẳng định Chiến lược ATGT đường bộ và Luật này có mối quan hệ hữu cơ. Một mặt, Chiến lược ATGT đường bộ xác định tầm nhìn, các mục tiêu và các giải pháp cho từng lĩnh vực trong mỗi giai đoạn để đạt được các mục tiêu. Đây là căn cứ tham khảo quan trọng để định hình và xây dựng các nội dung Luật GTĐB (sửa đổi).

Mặt khác, Luật GTĐB (sửa đổi) sẽ quy định một hệ thống toàn diện, thống nhất, chặt chẽ về 5 trụ cột bảo đảm ATGT đường bộ. Song song với Luật GTĐB (sửa đổi), Luật Bảo đảm trật tự ATGT dự kiến sẽ quy định một hệ thống toàn diện, thống nhất và chặt chẽ các chính sách về bảo đảm an toàn cho hoạt động tham gia giao thông của người và phương tiện.

Do vậy, các quy định trong Luật GTĐB sửa đổi và Luật Bảo đảm trật tự ATGT sẽ là căn cứ để đánh giá tính thực tiễn và điều chỉnh các giải pháp trong chiến lược.

Để triển khai tốt chiến lược, Luật GTĐB, Luật Bảo đảm trật tự ATGT đường bộ và các văn bản pháp luật liên quan cần quy định rõ trách nhiệm của Bộ, ngành, địa phương trong công tác thực thi đảm bảo ATGT.

Thứ ba, tăng cường và đổi mới công tác xây dựng văn hóa giao thông an toàn và thân thiện môi trường cho mọi người dân và xã hội. Đồng thời, tăng cường năng lực, hiệu quả của lực lượng TTKS và xử lý vi phạm về trật tự ATGT. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, các thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đối với công tác quản lý, điều hành, tổ chức giao thông...

Thứ tư, các vấn đề và thách thức ATGT đường bộ không thể chỉ giải quyết bởi các giải pháp về đường bộ, do vậy Chiến lược ATGT Đường bộ cần được xây dựng trong mối quan hệ hài hòa, chặt chẽ với định hướng phát triển và đảm bảo ATGT của các lĩnh vực đường sắt, đường thủy, hàng hải và hàng không với trọng tâm là tái cơ cấu vận tải, giảm dần sự phụ thuộc vào vận tải đường bộ và phương tiện cơ giới cá nhân.

Điều này đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ nhiều nhóm giải pháp như: Đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng công tác đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông gắn với duy tu, nhằm bảo đảm ATGT và khai thác có hiệu quả các công trình hiện hữu; đẩy mạnh tái cơ cấu hệ thống dịch vụ vận tải, nâng cao năng lực, chất lượng và giảm giá để thu hút hành khách, hàng hóa sử dụng vận tải đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không; đẩy nhanh tiến độ đầu tư, phát triển hệ thống vận tải khách công cộng trong đô thị, vùng tỉnh và liên tỉnh; thực hiện đồng bộ các giải pháp hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân, kiểm soát chặt về kỹ thuật an toàn và bảo vệ môi trường của các phương tiện cơ giới, đặc biệt là trong các khu vực trung tâm đô thị; quản lý chặt chẽ các hoạt động xây dựng, bố trí các khu công nghiệp, trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện... trong các đô thị phù hợp với năng lực kết cấu hạ tầng giao thông và vận tải công cộng.

Thứ năm, tập trung nâng cao năng lực xử lý sau TNGT để kéo giảm mạnh số ca tử vong. Thống kê cho thấy hiện nay chỉ khoảng 10% các nạn nhân được sơ cứu tại chỗ, trong đó nhiều nạn nhân được sơ cứu không đúng kỹ thuật dẫn đến tử vong đáng tiếc.

Ngoài tăng cường năng lực cho các cơ sở y tế thì người dân, lái xe và lực lượng chức năng cần được bồi dưỡng về kỹ năng sơ cứu ban đầu.

Bên cạnh đó, việc điều tra, xác minh chính xác, kịp thời nguyên nhân TNGT là cơ sở quan trọng để tìm ra giải pháp ngăn ngừa có hiệu quả các vụ TNGT.

Một điểm rất quan trọng đó là Chiến lược mới không những cần tập trung vào 9 nhóm giải pháp, xoay quanh 5 trụ cột ATGT mà Liên hợp quốc đã xác định, mà còn cần gắn chặt với thực tiễn và tính đặc thù giao thông của Việt Nam như số lượng xe cơ giới tăng nhanh; mô tô, xe máy chiếm tỷ lệ lớn; nhận thức và văn hoá giao thông của một bộ phận người dân còn hạn chế; sự bất cập và chồng chéo giữa các quy định pháp luật; hạn chế về nguồn lực kỹ thuật và tài chính...

Bởi vậy, Chiến lược 2030 một mặt phải bảo đảm, kế thừa, phát huy những ưu điểm, khắc phục được các hạn chế, mặt khác phải bắt kịp được các xu thế phát triển của tương lai.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.