• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Cận cảnh cây cầu hơn 100 tuổi ở Sài Gòn sắp phải tháo dỡ

25/10/2018, 09:30
image

Cầu Phú Long cũ hơn 100 năm tuổi sắp phải tháo dỡ vì xuống cấp nghiệm trọng, không đảm bảo phương tiện qua lại.

20181024_151627(0)

Cầu Phú Long (cũ) hơn 100 tuổi do người Pháp xây dựng dự kiến sẽ được tháo dỡ cuối năm 2018 với tổng kinh phí 14,8 tỷ đồng

Cầu Phú Long cũ với hơn 100 năm tuổi do người Pháp xây dựng vào năm 1913, nối quận 12 (TP.HCM) và thị xã Thuận An (tỉnh Bình Dương) sẽ được tháo dỡ vào cuối năm 2018 và đầu năm 2019.

Hiện nay, cầu Phú Long do Khu Quản lý giao thông đô thị số 3 (thuộc Sở Giao thông vận tải TP.HCM) quản lý. Cầu có chiều dài 251,71m được làm dạng dàn thép Eiffel và dàn vòm. Kết cấu phần dưới có mố, trụ cầu bằng bêtông cốt thép và trụ chống va.

Sau thời gian dài hoạt động do mặt cầu hẹp, tĩnh không thông thuyền thấp và trong tình trạng xuống cấp nên không đáp ứng được nhu cầu di chuyển của các phương tiện.

Để phát huy tiềm năng giao thông đường thủy, kết nối giao thông trên Sông Sài, cầu Phú Long cũ có thiết kế độ cao 3m so với mặt nước, trong khi theo cấp sông tại vị trí đó thì phải là cao độ 7m nên buộc phải tháo dỡ.

Ông Nguyễn Văn Hóa (sinh năm 1953, ngụ phường Thạnh Lộc, quận 12) cho biết trải qua mấy đời ông bà, cha mẹ của ông đều sinh ra và sống ở đây từ khi người Pháp xây cầu cho xe lửa từ Sài Gòn đi Lái Thiêu.

“Ngày xưa gọi cầu này là cầu sắt xe lửa Lái Thiêu vì nhà ga xe lửa cách chân cầu khoảng 2 km gần đại lộ Bình Dương bây giờ, nay dân xây nhà cùng khắp nên nhà ga xưa không còn dấu tích nữa. Những năm 1950 - 1970, cầu bị đánh sập mấy nhịp giữa sông, làm đi làm lại mấy lần. Sau năm 1980, ngành giao thông cho làm vỉ sắt đổ bê tông lớp mặt nên việc đi lại thuận lợi hơn”.

“Giờ nghe nói tháo dỡ cầu người dân sống 2 bên cầu cũng buồn lắm. Một phần là di tích lịch sử, phần nữa bao đời này người dân 2 bên qua lại chiếc cầu này đã quen rồi”, ông Hóa nói.

Năm 2012, cầu Phú Long mới có chiều dài hơn 1.400 m, có chiều rộng mặt cầu 26m với sáu làn xe đã đi vào hoạt động thay thế cho cầu cũ. Hiện, Cầu Phú Long mới đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của người dân.

20181024_152616

Cầu Phú Long (cũ) với hơn 100 năm tuổi do người Pháp xây dựng vào năm 1913, nối quận 12 (TP HCM) và thị xã Thuận An (tỉnh Bình Dương) 

20181024_162835(0)

Cầu có chiều dài 251,71m được làm dạng dàn thép Eiffel và dàn vòm. Kết cấu phần dưới có mố, trụ cầu bằng bêtông cốt thép và trụ chống va

20181024_151644

Tấm bảng ghi lại tên cầu và năm xây dựng

20181024_151344

Những vòm bê thép vẫn còn vững chãi do dù cây cầu đã tồn tại hơn 100 năm qua

20181024_151512

Hệ thống tụ điện đã bị hỏng, chỉ còn lại hộp tụ điện

20181024_153428

Hệ thống bảo vệ mố cầu được gia cố thêm trên bệ thành cầu

20181024_152913

Những dầm thép vẫn còn nguyên vẹn trước thời gian

20181024_163002

Kết cấu vòm mái cầu chắc chắn 

20181024_153837

Mặt cầu được lát bằng những vỉ sắt, để chống trơn trượt trên mặt cầu

20181024_153520

Những người dân sống 2 bên cầu này cho biết việc tháo dỡ cầu sẽ có những ảnh hưởng đến việc đi lại, kinh doanh buôn bán

20181024_151726

 

20181024_151821

Biển báo hạn chế phương tiện lưu thông qua lại trước khi cầu được tháo dỡ

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.