• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Cấm xe máy, vẫn thu phí ô tô vào trung tâm giờ cao điểm

25/12/2017, 15:21

Hà Nội đưa ra hàng loạt các giải pháp để có thể tiến tới cấm xe máy và hạn chế phương tiện cá nhân.

ts326608-1

Hà Nội sẽ ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý, điều hành giao thông (hệ thống giao thông thông minh) nhằm tăng cường quản lý phương tiện giao thông

 Đánh vào kinh tế người sử dụng xe cá nhân

Trao đổi với Báo Giao thông, lãnh đạo  Sở GTVT Hà Nội cho biết, để có thể thực hiện lộ trình cấm xe máy vào các quận nội đô năm 2030, thành phố sẽ thực hiện hàng loạt các biện pháp cả dài hạn và ngắn hạn. Cụ thể, mới đây nhất, Hà Nội đã đề xuất tăng phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố kéo theo việc tăng giá dịch vụ trông giữ phương tiện theo khu vực, lũy tiến theo giờ. Người dân (chủ phương tiện) sẽ cân nhắc chuyển từ việc sử dụng phương tiện cá nhân sang các phương tiện công cộng.

Giá trông giữ xe tại lòng đường, hè phố cao hơn giá tại các bãi đỗ xe tập trung sẽ hạn chế việc sử dụng lòng đường để trông giữ phương tiện, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào các bãi đỗ xe hiện đại, các điểm đỗ xe, bến, bãi trông giữ xe tập trung, tầng hầm trông giữ xe. Việc tăng phí cũng nhằm điều tiết vào nguồn thu ngân sách nhà nước phục vụ đầu tư cho công tác đảm bảo trật tự ATGT.

"Lộ trình đến năm 2030 tương đối dài, tuy nhiên để thực hiện hiệu quả, Hà Nội đang phải chạy đua với các nhóm giải pháp để người dân có thể thích nghi dần. Về lâu dài, Hà Nội cũng sẽ đề xuất thu phí phương tiện ở một số khu vực và giờ cao điểm; tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, phát triển vận tải công cộng khối lượng lớn, mở rộng mạng lưới xe buýt", lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cho biết.

Khuyến khích sử dụng phương tiện công cộng

Hà Nội không chỉ quản lý phương tiện thông qua biện pháp hành chính mà chủ yếu sử dụng bằng biện pháp kinh tế để điều chỉnh mức độ mua và sở hữu phương tiện giao thông, hạn chế số lượng tham gia giao thông phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng.

Điều kiện tiên quyết để hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, tiến tới dừng hoạt động xe máy là phải phát triển và nâng cao chất lượng vận tải hành khách công cộng như: xây dựng, ban hành và triển khai Đề án nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025. Cùng với đó sẽ tập trung triển khai 8 tuyến đường sắt đô thị và các tuyến buýt nhanh (BRT) theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Vận tải hành khách công cộng hiện mới đáp ứng được 14-15% nhu cầu đi lại của người dân. Theo quy hoạch, đến năm 2030, tỷ lệ này sẽ nâng lên ở mức 50-55%. Đặc biệt, mạng lưới xe buýt sẽ đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của nhân dân trong khu vực nội thành, tương ứng với việc giảm phương tiện cá nhân, đặc biệt là giảm việc sử dụng xe máy. Trước mắt đến năm 2018, thành phố sẽ hoàn thành việc xây dựng bản đồ số toàn bộ hệ thống đường giao thông, các tuyến xe buýt, BRT, đường sắt đô thị, các điểm bến bãi gửi xe để người dân tiện tra cứu và chọn phương thức vận tải hành khách công cộng phù hợp, thuận tiện nhất. 

Hà Nội chính thức đưa ra lộ trình dừng hoạt động của xe máy trên địa bàn các Quận vào năm 2030. Cụ thể: giai đoạn 2017-2020 tập trung điều tra, rà soát, thống kê số lượng xe máy đã qua sử dụng trên địa bàn Thành phố (theo năm sản xuất) thông qua đăng ký, để đề xuất các biện pháp xử lý đối với xe máy không đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; Đề xuất quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn khí thải đối với xe máy nhằm kiểm soát chất lượng xe máy hoạt động trên địa bàn Thành phố.

Giai đoạn 2017-2030 tập trung tuyên truyền lộ trình dừng hoạt động của xe máy trên địa bàn các Quận vào năm 2030; Xử lý phương tiện xe máy không đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Giai đoạn 2025-2029 dừng hoạt động của xe máy theo giờ, theo ngày tại một số tuyến trục chính, một số quận của Thành phố; Dừng hoạt động của xe máy trên địa bàn các Quận vào năm 2030.

2 giải pháp phải làm trước khi cấm xe máy

Theo Sở GTVT Hà Nội, 2 giải pháp được Hà Nội đề cập trong đề án đó là giải pháp hành chính, tổ chức giao thông.

Giải pháp hành chính sẽ thực hiện việc phân làn, phân luồng ô tô theo hướng ưu tiên cho các loại hình VTHKCC, đặc biệt là xe buýt nhanh BRT; Nghiên cứu dừng hoạt động đối với xe máy, xe máy điện, xe đạp, xe đạp điện trên một số tuyến trục chính và trên địa bàn một số quận vào giai đoạn 2025-2030; dừng hoạt động trên địa bàn các quận vào năm 2030.

Về giải pháp tổ chức giao thông, thành phố sẽ ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý, điều hành giao thông (hệ thống giao thông thông minh) nhằm tăng cường quản lý phương tiện giao thông, quản lý các dịch vụ phục vụ giao thông, công tác giám sát xử lý vi phạm giao thông, công tác khắc phục sự cố giao thông; Phân làn, phân luồng quy định thời gian hoạt động của phương tiện (xe buýt, xe khách, xe hợp đồng, xe taxi,... kết nối với các tuyến đường sắt trên cao, đường sắt đô thị) đảm bảo kết thuận tiện phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân nhằm hạn chế tối đa việc sử dụng phương tiện giao thông cá nhân; Giảm dần việc cấp phép trông giữ ô tô, xe máy, tăng cường xử lý vi phạm vỉa hè, lòng đường các tuyến phố thuộc 04 quận nội thành (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa) tiến tới cấm sử dụng vỉa hè để trông ô tô xe máy, dành vỉa hè cho người đi bộ.

TP Hà Nội cũng nghiên cứu, xây dựng Quy hoạch tổ chức giao thông theo hướng cân đối hài hòa số lượng phương tiện tham gia giao thông phù hợp với hạ tầng giao thông theo từng khu vực phục vụ phát triển KT-XH và giảm ùn tắc giao thông; Rà soát công suất hệ thống bến xe khách để phân luồng tuyến vận tải hành khách tuyến cố định liên tỉnh phù hợp, hạn chế các phương tiện đi xuyên tâm và chồng chéo luồng tuyến; Tiếp tục đầu tư các bến xe khách liên tỉnh ra ngoài khu vực Vành đai 3 và Vành đai 4 nhằm hạn chế xe khách liên tỉnh đi vào khu vực trong Vành đai 3 để giảm ùn tắc giao thông.

Chuyên gia vẫn ủng hộ thu phí ô tô vào nội đô giờ cao điểm 

Chuyên gia giao thông TS. Nguyễn Xuân Thủy cho rằng, tốc độ gia tăng phương tiện giao thông gần đây ở Hà Nội quá nhanh so với tốc độ phát triển kết cấu hệ thống hạ tầng giao thông. Điều này dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường không khí trên địa bàn Hà Nội có diễn biến phức tạp. Việc thực hiện giải pháp tăng cường quản lý phương tiện là nhiệm vụ cấp bách. “Tuy nhiên, Hà Nội cần thực hiện các giải pháp hợp lý để có thể thực hiện đúng lộ trình đến năm 2030 sẽ hạn chế xe máy đi vào khu vực nội đô. Điều kiện để cấm xe máy như: Hoàn thành cơ bản kết cấu hạ tầng giao thông đồng thời phát triển hệ thống giao thông công cộng đáp ứng cơ bản nhu cầu đi lại của nhân dân”, ông Thủy nói.

Cũng theo TS. Thủy, nếu phát triển phương tiện công cộng, Hà Nội cần phát triển mạnh hệ thống đường sắt đô thị. Đường sắt đô thị nên tận dụng không gian trên cao và không gian trong lòng đất (tàu điện ngầm) mới giải quyết được cơ bản vấn đề ùn tắc giao thông.

Một trong những giải pháp mới đây được Hà Nội đề cập đến là sẽ tính tới phương án thu phí ô tô vào nội đô, theo TS. Thủy giải pháp này có thể thực hiện được, nhưng cần lưu ý thu xe nào và thu vào thời điểm nào cho hợp lý. Chỉ nên thu trong giờ cao điểm (7-9 giờ, hoặc 15h30-18h) và phân biệt xe nào có cơ quan trong nội thành thì không thu. Việc thu phí, phải phân khúc mới có hiệu quả. Tức là, trong giờ cao điểm, thu những người không phải đi làm, tức là xe nào đi chơi, đi mua sắm hoặc đi thăm bạn bè,... Phân đoạn như thế, cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến người dân lưu thông cũng như sự phát triển kinh tế.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.