• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Cách nào giảm tai nạn giao thông trên đường cao tốc?

10/12/2015, 19:46

Nhiều giải pháp được đề xuất để giảm tai nạn giao thông (TNGT) trên đường cao tốc.

1
Phó Chủ tịch chuyên trách Uỷ ban ATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng phát biểu tại Hội nghị.

Dừng đỗ trái phép, xe khách hoạt động bừa bãi, người dân phá hàng rào, lan can, đi xe máy vào đường cao tốc... đang là những nguyên nhân làm gia tăng TNGT trên đường cao tốc. Tại Hội nghị “ATGT trên đường cao tốc - Thực trạng và giải pháp” được Uỷ ban ATGT Quốc gia tổ chức sáng nay (10/12), nhiều ý kiến của các đại biểu đề xuất chấn chỉnh, đảm bảo ATGT và kết cấu hạ tầng giao thông các tuyến đường này.

Nhiều nguy cơ mất ATGT trên cao tốc

Ông Hoàng Xuân Nguyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cho rằng, sau khi tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai chính thức đưa vào khai thác đã xuất hiện nhiều vấn đề ATGT cần giải quyết. Tình trạng xe chạy quá tốc độ, xe chở khách dừng đỗ trả khách tùy tiện trên đường cao tốc, dân phá hàng rào, hộ lan, đi xe máy vào đường cao tốc, bán hàng quán, nước mui xe dọc hành lang đường cao tốc... đang là những hành vi có nguy cơ cao dẫn đến TNGT nghiêm trọng.

Khẳng định điều này, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Uỷ ban ATGT Quốc gia cho rằng, đến nay có khoảng 704 km đường cao tốc đã được đưa vào khai thác. Bên cạnh những lợi ích trong việc vận hành, khai thác các tuyến đường cao tốc, có nhiều vấn đề liên quan đến ATGT, những nguy cơ phát sinh dẫn đến TNGT như: vi phạm quy tắc giao thông, tránh vượt, dừng đỗ trái quy định, vi phạm về tải trọng xe vẫn còn nhiều. Việc xâm phạm tài sản trên đường cao tốc vẫn nhức nhối.

“Trong tương lai, kinh tế phát triển, thuế nhập khẩu xe ngày càng giảm nên lượng ô tô sẽ nhiều thêm. Điều này khiến nguy cơ tai nạn trên đường cao tốc tăng cao, nhất là nguy cơ xảy ra tai nạn liên hoàn. Vì vậy vấn đề xử lý ứng cứu, giải tỏa ùn tắc giao thông như thế nào cần đặt ra”, ông Hùng nói.

Theo ông Nguyễn Xuân Hưng, Cục phó Cục quản lý Đường bộ cao tốc (Tổng cục Đường bộ VN), thời gian qua, TNGT trên các tuyến đường cao tốc ngày càng gia tăng về số vụ nghiêm trọng. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do hệ thống hạ tầng phục vụ dân sinh như: đường gom, hầm chui, cầu vượt chưa được hoàn thiện, ý thức của người dân sinh sống hai bên đường cùng với ý thức của ngươi tham gia giao thông còn hạn chế.

Trung tá Vũ Quang Thái, trưởng phòng tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc (Cục CSGT) cho rằng, việc tổ chức tuần tra, kiểm soát vẫn còn thực hiện thủ công do hệ thống giám sát, phương tiện, thiết bị kỹ thuật phục vụ yêu cầu của lực lượng chức năng còn thiếu và chưa đáp ứng yêu cầu. Bên cạnh đó hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo ATGT trên đường cao tốc chưa hoàn thiện, dẫn đến khó khăn trong công tác phân công cũng như bố trí lực lượng thực hiện.

Tại hội nghị, ông Nguyễn Mạnh Thắng, quản trị diễn đàn ÔtôFun cho rằng, dọc các tuyến cao tốc như: Hà Nội-Lào Cai, hệ thống biển báo nhỏ và chưa đầy đủ ở các lối ra dẫn đến nhiều lái xe chạy vượt qua và phải lùi lại. Hành vi lùi trên đường cao tốc sẽ rất nguy hiểm, rất dễ xảy ra tai nạn. Bên cạnh đó, hệ thống trạm dừng nghỉ thiếu và không đồng bộ nên khi giải quyết nhu cầu cá nhân phải dừng đỗ trên đường. Ngoài ra, khi có sự cố, số điện thoại “đường dây nóng” tính hiệu quả không cao, đã có thành viên của diễn đàn bị nổ lốp trên cao tốc nhưng gọi đến số dịch vụ trên cao tốc lại được cung cấp một dịch vụ khác và đã phải mất 800 nghìn đồng cho một lần thay lốp.

22222
Lực lượng quản lý, khai thác vẫn khó kiểm soát xe máy đi vào đường cao tốc.

Trách nhiệm không rõ ràng, không thể quy trách nhiệm

Ông Trần Ngọc Sơn, Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh Lào Cai cho rằng, trong công tác chỉ đạo điều hành khi gắn trách nhiệm cần nói rõ trách nhiệm. “Chúng ta nói rất nhiều là chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm khi để cho người dân vi phạm. Nhưng cũng cần phải có quy định cụ thể, một là kỷ luật, hai là hạ hạnh kiểm, đạo đức... Ví dụ, trước đây trên địa bàn Lào Cai có xảy ra vụ TNGT nghiêm trọng, trong khi báo chí nói là trách nhiệm thuộc Sở GTVT Lào Cai. Nhưng thực tế lại chưa có quy định cụ thể nào là Sở phải chịu trách nhiệm về vụ tai nạn. Trách nhiệm không rõ ràng, không thể quy trách nhiệm được”, ông Sơn nói.

Kết luận Hội nghị, ông Khuất Việt Hùng cho rằng, Cục Quản lý đường bộ cao tốc cần tham mưu thành lập đoàn đi khảo sát kiểm tra ATGT trên các tuyến đường cao tốc. Thành phần đoàn phải có người chịu trách nhiệm quyết định được vấn đề, trước tiên là sẽ kiểm tra trước đoạn từ Km6-Km54 cao tốc Nội Bài Lào Cai để chuẩn bị cho từ 1/1/2016 sẽ tiến hành xử phạt nguội.

“Không thể chỉ đòi hỏi từ lực lượng tuần tra kiểm soát, chính quyền địa phương, người trực tiếp tham gia giao thông mà chính các đơn vị quản lý, khai thác đường cao tốc cần phải duy trì chất lượng kết cấu hạ tầng, vì đây là môi trường để người dân thực hành các quy tắc giao thông. Việc cần làm ngay, từ nay đến trước Tết Nguyên đán cần rà soát lại về biển báo, vạch sơn kẻ đường trên tất cả các tuyến đường cao tốc để người dân có môi trường thực hành giao thông an toàn”, ông Hùng nói và cho rằng, các cơ quan quản lý, khai thác phải phối hợp chặt chẽ với lực lượng CSGT. Khi có thông tin về xe quá tải, sau khi từ chối phục vụ cần báo ngay cho Công an địa phương. Khi triển khai xử phạt “nguội” trên đường cao tốc, thiết bị phải được kiểm định theo đúng quy chuẩn của Bộ Công an và dữ liệu phải được truyền về Cục CSGT để lãnh đạo Cục chỉ đạo xử phạt.

“Sau cuộc họp này, Uỷ ban ATGT Quốc gia sẽ xây dựng kế hoạch chung để đảm bảo ATGT trên đường cao tốc để cho tất cả các cơ quan chức năng, các địa phương vào cuộc và sẽ được triển khai trong năm 2016”, ông Hùng khẳng định.

Năm 2015, lực lượng CSGT đã phát hiện, kiểm tra xử lý trên 18 nghìn trường hợp vi phạm trật tự ATGT trên đường cao tốc; nộp Kho bạc Nhà trên 19 tỷ đồng; tạm giữ 33 phương tiện; tước GPLX trên 2.400 trường hợp. Trong đó, vi phạm quá tốc độ quy định trên 6.000 trường hợp; dừng đỗ không đúng quy định trên 3.000 trường hợp; đi mô tô vào đường cao tốc trên 1.400 trường hợp.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.