• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Các lãnh đạo tỉnh nói gì về chống xe quá tải?

27/06/2014, 05:43

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo: "Để xe quá tải lọt trạm tại địa phương nào, Chủ tịch tỉnh, thành phố đó phải chịu trách nhiệm".

Kiểm soát tải trọng ngay tại cảng là cách làm hiệu quả để hạn chế xe quá tải phá đường
Kiểm soát tải trọng ngay tại cảng là cách làm hiệu quả để hạn chế xe quá tải
phá đường


Ông Nguyễn Văn Cao - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế:

Sẽ làm đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ
 


Từ ngày 17/12/2013 đến ngày 15/5/2014, Thừa Thiên - Huế đã kiểm tra 1.353 xe, phát hiện 455 xe vi phạm quá tải trọng, xử lý hành chính gần 1,6 tỷ đồng. UBND tỉnh cũng đã ban hành quy định về vị trí đặt trạm cân, cũng như quy chế hoạt động trạm kiểm soát tải trọng xe lưu động, đồng thời chỉ đạo và quán triệt các lực lượng chức năng làm đúng quy định của Nhà nước về công tác kiểm soát tải trọng xe. Lãnh đạo tỉnh yêu cầu các cơ quan chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra giám sát tất cả các lực lượng tham gia cân xe, kể cả Công an và TTGT. Trường hợp nếu có việc đó (để xe quá tải lọt qua địa bàn tỉnh - PV) phải xem xét xử lý theo quy định. 


Phó Thủ tướng chỉ đạo như thế nào tỉnh Thừa Thiên - Huế sẽ làm theo đúng như thế. Tỉnh sẽ tiếp tục kiểm tra rà soát để có biện pháp chấn chỉnh và triển khai công tác kiểm soát tải trọng xe đúng quy định và hiệu quả. 


Đối với việc bố trí lực lượng Kiểm soát quân sự tham gia phối hợp kiểm soát tải trọng xe tại trạm kiểm soát tải trọng xe lưu động cùng với các lực lượng CSGT, TTGT và CSTT, UBND tỉnh sẽ giao cơ quan Công an, Quân đội bàn bạc và có ý kiến chỉ đạo của Quân khu để bố trí lực lượng triển khai phối hợp. 

Ông Bùi Văn Hải - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang:

Trang bị thêm cân xách tay cho địa phương
 


Thời gian qua, UBND tỉnh Bắc Giang đã quyết liệt chỉ đạo ngành chức năng, chính quyền các huyện thành phố tăng cường giám sát, kiểm tra, xử  lý vi phạm về xe quá tải. Nội dung công tác này được đề cập trong các buổi họp, kết luận giao ban, kiểm điểm công tác hàng tháng. Các ngành, lực lượng đều đã xây dựng quy chế phối hợp rạch ròi trong công tác kiểm soát xe quá tải. Ở cấp tỉnh, ngành Giao thông được giao trách nhiệm chính trong công tác này, Công an có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ. Còn ở cấp huyện, Phòng Kinh tế - hạ tầng đứng ra chủ trì, với sự phối hợp của lực lượng CSGT. 


Hiện nay khó có thể kiểm soát xe quá tải ngay trên tất cả tuyến giao thông vì liên quan đến những khó khăn như biên chế, nhân lực, quy trình kiểm tra, xử lý. Để không lọt xe quá tải, tới đây một trong những giải pháp Bắc Giang sẽ áp dụng là  tăng cường đầu tư trang thiết bị, kiểm soát cho cấp huyện. 


Tính đến 15/5, tất cả các huyện, thành phố thuộc tỉnh đã được trang bị cân xách tay để phục vụ kiểm soát xe chở hàng quá tải. Có huyện đã bố trí được  các điểm hạ tải, giúp việc xử lý được triệt để. Để công tác kiểm soát xe quá tải hiệu quả hơn, tỉnh cũng đồng ý chủ trương cho một số huyện được sử dụng ngân sách huyện để mua thêm cân xách tay, thiết bị phục vụ công tác. 

Ông Huỳnh Thanh Điền - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An:

Xử nghiêm các hiện tượng tiêu cực, can thiệp nội bộ
 


Theo báo cáo của lực lượng liên ngành, tính từ thời điểm 1/4 đến 25/6/2014 tại Nghệ An đã kiểm tra 1.916 lượt xe tải nặng các loại, trong số này có 821 trường hợp bị xử lý vì hành vi chở quá tải, chiếm tỷ lệ 42,8%. Tổng số tiền xử phạt tương ứng 3,5 tỷ đồng...


Với sự vào cuộc quyết liệt của các lực lượng chức năng, đến nay số phương tiện vi phạm lỗi chở hàng quá tải đã giảm, các doanh nghiệp, chủ phương tiện đã nhận thức được hành vi vi phạm, đồng  thời tự giác hạ tải và cắt bỏ phần thùng xe cơi nới, không chở quá khổ, quá tải... Tuy nhiên,  nếu tính toán với lượng xe tải nặng lưu thông trên QL1 hàng ngày thì con số xử phạt còn thấp hơn nhiều so với số lượng xe có dấu hiệu vi phạm. Sự phối hợp giữa các ngành chức năng chưa quyết liệt, chưa có các đầu mối chỉ huy tổng thể mà chỉ tập trung được một vài khu vực “nóng” trong khi xe quá tải xuất hiện ở khắp nơi.


Không chỉ Nghệ An mà với tất cả các địa phương trong cả nước, nếu muốn cân xe hiệu quả, trước hết phải bắt đầu từ vai trò của người đứng đầu các ngành cho tới lãnh đạo chính quyền cấp tỉnh một cách nghiêm túc và quyết liệt. Lãnh đạo các ngành cần sâu sát, chỉ đạo liên tục, kịp thời có giải pháp trong việc thay thế, bổ sung con người hay điều chỉnh giải pháp điều hành chưa hiệu quả, xử lý nghiêm các hiện tượng tiêu cực, can thiệp nội bộ. 


Bên cạnh đó là việc chủ động kinh phí, bổ sung trang thiết bị, phủ sóng việc kiểm soát tải trọng xe trên toàn bộ các địa bàn, khu vực của địa phương có xe quá tải hoạt động … Có như vậy mới nâng cao hiệu quả kiểm soát xe quá tải trên toàn quốc, tạo sự cân bằng trong hoạt động vận tải hàng hóa tại các địa phương.

Xe quân đội phải chấp hành như xe dân sự


Liên quan đến việc kiểm soát tải trọng xe biển đỏ của lực lượng quân đội, Đại tá Phạm Văn Khánh - Cục trưởng Cục Xe - Máy (Bộ Quốc phòng) cho biết, thời gian qua, Bộ Quốc phòng đã có nhiều văn bản chỉ đạo các đơn vị phải tuân thủ nghiêm quy định của quân đội về tải trọng khi chở các vũ khí, khí tài. Đối với phương tiện của các doanh nghiệp trong quân đội, thực hiện việc chuyên chở hàng hóa thông thường, Bộ Quốc phòng yêu cầu phải chấp hành các qui định về tải trọng như đối với các xe dân sự.


“Để kiểm soát các xe trong lực lượng quân đội chở đúng tải trọng, chúng tôi  đã chỉ đạo lực lượng kiểm soát quân sự phải tăng cường kiểm tra, xử lý. Do đặc thù là hàng hóa trong quân đội nên lực lượng CSGT không thể thực hiện việc kiểm tra hàng hóa trên xe, tuy nhiên, chúng tôi đã phối hợp với Cục CSGT Đường bộ - Đường sắt, Thanh tra giao thông nếu phát hiện các trường hợp xe biển đỏ vi phạm về tải trọng, gửi thông báo về Cục để xác minh, xử lý. Trong thời gian qua, việc xử lý các xe quân đội vi phạm về tải trọng cũng được tăng cường. Theo thống kê, các trường hợp vi phạm chủ yếu tập trung trên địa bàn Quân khu 9 và Phú Yên. Những trường hợp vi phạm này, chúng tôi đã xác minh cụ thể. Tùy vào mức độ vi phạm, chúng tôi sẽ có văn bản yêu cầu các đơn vị trong ngành xử lý kỷ luật, cảnh cáo hoặc đình chỉ lái xe… Những trường hợp này ở mức độ nào đó còn có thể bị yêu cầu kiểm điểm và thông báo tới toàn quân” - Đại tá Khánh nói.


Cũng theo Đại tá Khánh, đối với các trường hợp xe biển đỏ giả danh xe quân đội xuất hiện trong thời gian qua được báo chí phản ánh, Cục đã cho xác minh và đề nghị các lực lượng chức năng xử lý theo đúng quy định của pháp luật. 

Nhóm phóng viên (Thực hiện)


 

Mở đợt xử lý xe tải nới thùng


Từ ngày 15/7, Tổng cục Đường bộ VN tổ chức 8 đoàn kiểm tra, xử lý các trường hợp xe tải tự đổ vi phạm về kích thước thùng hàng trên phạm vi toàn quốc. Đối tượng tập trung kiểm tra là các xe ô tô tải hoạt động trong các mỏ vật liệu, chân nguồn hàng, các dự án, công trình giao thông đang thi công... Các trường hợp vi phạm lần đầu bị thu hồi có thời hạn Tem, Giấy chứng nhận đăng kiểm và phải khắc phục vi phạm. Vi phạm lần thứ hai trở đi bị thu hồi hẳn Tem và Giấy chứng nhận đăng kiểm.  

 

Hồng Xiêm

 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.