• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Cà Mau: Lập lại hành lang an toàn đường bộ không nể nang, không vùng cấm

17/03/2023, 17:03

Việc lập lại trật tự hành lang ATGT đường bộ trên địa bàn tỉnh Cà Mau sẽ được làm quyết liệt hơn, không nể nang, không có vùng cấm.

Trong những năm qua, ở Cà Mau tình trạng vi phạm hành lang an toàn giao thông (ATGT) đường bộ, lấn chiếm lòng lề đường, họp chợ gây mất vẻ mỹ quan đô thị, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông (TNGT), nhưng vẫn chưa được xử lý dứt điểm.

Nhận diện nguyên nhân

Trong năm 2022, toàn tỉnh Cà Mau ghi nhận hơn 70 trường hợp vi phạm hành lang ATGT đường bộ trên phần đất đã bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB). Chủ yếu nằm dọc các tuyến đường, như: Võ Văn Kiệt; Lương Thế Trân - Ðầm Dơi; Tắc Thủ - Vàm Ðá Bạc; trục đường Ðông - Tây; đường Hành lang ven biển phía Nam...

Việc mua bán, họp chợ lấn chiếm lòng, lề đường ở Cà Mau còn diễn ra khá phổ biến, muốn xử lý dứt điểm cần sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, nhất là chính quyền địa phương cơ sở. (Ảnh minh họa)

Dù thực hiện nhiều giải pháp thiết thực để giảm thiểu TNGT, góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn, nhưng tình hình TNGT trên địa bàn tỉnh vẫn còn diễn biến phức tạp.

Theo ông Nguyễn Thanh Bằng, Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh Cà Mau, nguyên nhân là do ý thức của một bộ phận người dân còn hạn chế; cán bộ một số địa phương chưa quyết liệt, còn tình trạng nể nang, ngại va chạm.

Đồng thời, công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm ở một số địa bàn còn thiếu chặt chẽ. Công tác tuyên truyền, giáo dục về ATGT chưa có chiều sâu, nhất là tuyên truyền trực quan.

Bên cạnh đó, công tác duy tu, sửa chữa các công trình giao thông còn chậm; tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường, hành lang ATGT chưa được xử lý thường xuyên, kịp thời.

“Lãnh đạo một số đơn vị chức năng, chính quyền địa phương chưa sâu sát, thiếu quyết liệt trong công tác quản lý nhà nước và thực thi pháp luật.

Mặt khác, công tác phối hợp giữa các ngành chức năng và chính quyền địa phương có lúc chưa chặt chẽ, hiệu quả... Vì vậy, luôn tiềm ẩn nguy cơ gia tăng TNGT”, ông Bằng chia sẻ thêm.

Trong những năm qua, tỉnh Cà Mau luôn quan tâm đến công tác bảo đảm trật tự ATGT, thường xuyên duy tu, sửa chữa các tuyến đường hư hỏng, bảo đảm người dân lưu thông an toàn

Đặc biệt là tình trạng người dân có thói quen lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm nơi kinh doanh, mua bán hay tập kết vật liệu xây dựng, nên sau mỗi đợt giải tỏa khả năng tái lấn chiếm cao.

Một số địa phương còn xem việc xử lý lấn chiếm hành lang ATGT là nhiệm vụ của lực lượng công an, TTGT nên công tác quản lý, chống tái chiếm lòng đường, vỉa hè gặp khó khăn. Mặc dù đã được các cấp, các ngành chức năng ra quân xử lý nghiêm, nhưng vi phạm vẫn tái diễn, chưa xử lý triệt để được.

Trong khi đó, chế tài xử phạt đối với các trường hợp vi phạm không đủ sức răn đe; lực lượng chức năng không đủ nhân lực, phương tiện và khó khăn về kinh phí mỗi lần ra quân xử lý vi phạm.

Kiên quyết lập lại trật tự, không có vùng cấm

Để lập lại trật tự lòng đường, hè phố, hành lang ATGT đường bộ, ông Nguyễn Thanh Bằng cho biết, Ban ATGT tỉnh đã có ý kiến đề nghị thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường chỉ đạo, điều hành vấn đề này theo chỉ đạo của UBND tỉnh qua từng năm.

Trọng tâm là Chủ tịch UBND - Trưởng ban ATGT cấp huyện chỉ đạo cơ quan Thường trực Ban ATGT cấp huyện phối hợp với lực lượng chức năng tổ chức kiểm tra, xử lý các trường hợp họp chợ trái phép, sử dụng lòng đường, hè phố để bày bán hàng hóa trái quy định.

“Các địa phương phải tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm những vi phạm, không được nể nâng, không có vùng cấm”, ông Bằng nhấn mạnh.

Một góc TP. Cà Mau ngày nay

Ông Hồ Hoàn Tất, Giám đốc Sở GTVT, Phó trưởng ban Thường trực Ban ATGT tỉnh Cà Mau cho rằng, việc chấn chỉnh tình trạng người dân lấn chiếm hành lang ATGT là việc làm thiết thực, đòi hỏi phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là chính quyền địa phương cơ sở.

Bởi, lực lượng tuần tra kết hợp lập biên bản xử lý xong các trường hợp vi phạm sẽ bàn giao lại cho chính quyền địa phương quản lý. Chỉ sau một thời gian ngắn, tình trạng tái lấn chiếm lại diễn ra do chính quyền địa phương chưa quản lý chặt chẽ, lực lượng thực hiện nhiệm vụ còn mỏng.

“Chính quyền phải giám sát hạn chế phát sinh cất nhà, lều, quán lấn chiếm hành lang ATGT đường bộ. Cho người dân cam kết giữ nguyên hiện trạng và không cơi nới, mở rộng thêm.

TTGT phải phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương thực hiện tuần đường, tuyên truyền phổ biến cho người dân.

Đồng thời, thành lập các Đoàn kiểm tra là trách nhiệm của địa phương trong vấn đề bảo đảm trật tự hành lang ATGT đường bộ hàng năm”, ông Tất thông tin.

Theo thống kê của Ban ATGT tỉnh Cà Mau, năm 2022, toàn tỉnh xảy ra 36 vụ TNGT, làm chết 12 người, bị thương 31 người.

Nguyên nhân xảy ra TNGT chủ yếu, như: người điều khiển phương tiện đi sai làn đường, phần đường; chuyển hướng không chú ý; tránh, vượt xe sai quy định; vi phạm tốc độ; sử dụng rượu, bia; sử dụng ma tuý, chất gây nghiện; dừng, đỗ sai quy định; người đi bộ qua đường không đúng quy định…

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.